Nghệ sĩ Chí Trung: Đừng thần thánh hóa chương trình Táo quân

07/02/2015 10:04:22

Là gương mặt quen thuộc với vai diễn Táo Giao thông hài hước trong chương trình Táo quân (Gặp nhau cuối năm), nghệ sĩ Chí Trung cho rằng người xem đừng nên thần thánh hóa Táo quân.

Là gương mặt quen thuộc với vai diễn Táo Giao thông hài hước trong chương trình Táo quân (Gặp nhau cuối năm), nghệ sĩ Chí Trung cho rằng người xem đừng nên thần thánh hóa Táo quân. Bởi khi những diễn viên cũng chỉ là người trần mắt thịt và những câu chuyện của Táo là ước mơ về một xã hội công bằng, văn minh...

Nghệ sĩ Chí Trung: Rất nhiều người hỏi tôi: Tại sao lại Táo? Táo cười này có khác gì Táo quân hay không?

Thực ra thì cái ngôn ngữ về tình yêu gia đình, tình yêu Tổ quốc, tình yêu vợ chồng, kể cả tình yêu với... súc vật thì nó cũng là tình yêu! Như vậy thì tại sao cứ chương trình gì về Táo, mọi người lại chỉ nghĩ đến Táo quân? Thực ra “Táo cười” mà tôi đang làm nó khác hoàn toàn với Táo quân mà mọi người đang nghĩ đến.

Táo quân là chương trình dàn dựng về những “đỉnh cao” trong xã hội, về những bức xúc nổi cộm trong xã hội, về những vị tư lệnh ngành, về những câu chuyện trong năm và những vấn đề lớn lao của đất nước.
 

 Nghệ sĩ Chí Trung là gương mặt quen thuộc với vai diễn Táo Giao thông hài hước trong chương trình Táo quân

 
Còn Táo cười của chúng tôi, nói một cách giản dị thì chỉ “bay là là gác bếp” thôi. Bởi Táo, gốc điểm là chuyện về ông Công, bà Táo, chính là ông đầu rau, là 3 cái chân kiềng ở bếp, thế nên tôi mới lấy cái tựa đề “Là là góc bếp”.

Tôi không khai thác những vấn đề lớn lao từ xã hội, từ miệng táo này táo kia, Nam Tào, Bắc Đẩu, hay Ngọc Hoàng gì hết. Tôi chỉ khai thác xung quanh câu chuyện một bà, hai ông cùng tranh chấp một đứa con đi đua cá trong ngày Tết. Tôi lấy ý tưởng từ đua xe thành đua cá. Đứa con đua cá, bị bắt giữ trên phường nên bố mẹ phải lên phường đi xin. Khi lên phường rồi, họ gặp phải nạn quan liêu hành chính ở đây khiến họ vô cùng sợ hãi, nói một cách bóng gió thì đến Táo còn phải khiếp sợ.

Rồi có đoạn họ cùng đưa nhau vào một bệnh viện tư, tự phong là bệnh viện y tế kiểu mẫu để xét nghiệm ADN xem Táo con là của ai. Qua cái ngôn ngữ của dịch vụ hành chính công, ngôn ngữ của những người thực thi pháp luật, thông qua những cán bộ làm việc ở phường, thì chỉ thấy ở mức “là là góc bếp”, với những câu chuyện hài hước, châm biếm. Rồi đến cả bệnh viện, dịch vụ y tế hay được gọi là y đức, gặp các bác sĩ khoa phẫu thuật, khoa thần kinh, khoa sản, khoa tai mũi họng... qua nét trào phúng của tác giả kịch bản Đinh Tiến Dũng, với diễn xuất của anh chị em nhà hát Tuổi trẻ, chúng ta sẽ có những tiếng cười dân dã, dân sinh. Tiếng cười bình dị sẽ đem đến niềm vui trong những ngày cuối năm bận rộn.

Tôi muốn bình dị khi làm về Táo, sau đó chúng tôi sẽ dựng thêm những vở về Táo hóng đón xuân.

Xây dựng tiểu phẩm về Táo, có phải anh đang “tranh thủ” độ hot của chương trình Táo quân trong Gặp nhau cuối năm mà hàng triệu khán giả đang chờ đợi hay không?

Vậy tôi chỉ hỏi bạn và hỏi độc giả rằng: Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mọi người thường gọi là ngày gì?

Gì mà gắn mác ghê gớm thế! Chúng tôi chỉ làm một tiết mục nghệ thuật giải trí thôi. Chẳng nhẽ ngày xuân lại đi nói về những vấn đề vất vả, mệt mỏi? Ngày xuân người ta thường nói về bánh chưng, ẩm thực trên bàn, về câu đối đỏ... Với nghệ thuật, ngày xuân nói về chuyện ông Táo, bà Táo bay lên trời để báo cáo những nỗi khổ và xin xỏ những điều mong ước của năm sau.

Chính vì vậy mà nghệ thuật hay dùng những ông Táo, bà Táo để truyền tải những thông điệp nghệ thuật. Còn trong năm, có “cậy răng” tôi cũng chẳng đưa ông Táo vào những tác phẩm nghệ thuật làm gì, dù có người xin, có các tiền, có “hối lộ” tôi cũng chả có cách nào đưa Táo vào các chương trình trong năm được.

À mà tôi quên, trong năm có duy nhất một táo có thể đưa vào được, đó là táo... bón! (cười)

Cám ơn anh về cuộc trò chuyện!
 
>> Tiết lộ hậu trường "điên đảo" của Táo Quân 2015
>> Thực hư việc Táo quân 2015 bị cấm diễn

Theo Quyên Ly (Chuyện Đời)

Nổi bật