Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái?

21/12/2020 14:31:24

Ngay sau khi MV Chúng Ta Của Hiện Tại ra mắt, netizen bỗng nhiên lan truyền một câu chuyện khá hồi hộp và nói rằng đây là "sự thật" đằng sau nội dung MV. Tuy nhiên, liệu có đúng?

Tối ngày 20/12, Sơn Tùng đã chính thức cho ra mắt MV Chúng Ta Của Hiện Tại, sản phẩm có độ dài gần 15 phút mang đậm tính drama đầu tiên từng được nam ca sĩ thực hiện. Trong MV, nam ca sĩ hoá thân thành một tay "anh chị" có máu mặt, đem lòng yêu cô gái phục vụ quán ăn Hải Tú. Chuyện tình của cả hai sau đó dẫn đến những kết cục đau lòng.

Bên cạnh loạt phản ứng đa dạng, trái chiều từ khán giả giống như tất cả những màn comeback trước của Sơn Tùng, netizen tối 20/12 bất ngờ chia sẻ mạnh tay một "câu chuyện có thật" được cho là đã truyền cảm hứng cho kịch bản MV Chúng Ta Của Hiện Tại. 

Câu chuyện đang được netizen chia sẻ rộng rãi nói về một "gia tộc họ Trần" chính là hình mẫu ekip Sơn Tùng sử dụng để xây dựng nên cốt truyện Chúng Ta Của Hiện Tại. Theo nội dung được chia sẻ, Sơn Tùng thực chất là Trần Thế, người thừa kế dòng họ Trần "ở khu vực bến Bạch Đằng, quận 1", còn người đàn ông tóc bạc đối diện nam ca sĩ là Trần Bắc, Thanh Thanh chính là nguyên mẫu của Hải Tú,... Câu chuyện xuyên suốt MV thực ra có thật trong "lịch sử".

Chia sẻ trên đang nhận được sự chú ý của đông đảo khán giả nói chung lẫn fan Sơn Tùng nói riêng. Nhiều người thấy có điểm tương đồng "trùng hợp" giữa 2 câu chuyện nên, lại nghe giọng văn khá xuôi tai, phảng phất chút khí phách "giang hồ" nên câu chuyện trên lại càng được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.

Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái?
Câu chuyện li kì đằng sau MV của Sơn Tùng đang được lan truyền khắp nơi
Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái? - 1
Các trang fanpage và group về âm nhạc đều chia sẻ về câu chuyện này
Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái? - 2
Một fanpage lớn của Sơn Tùng chia sẻ về câu chuyện này

Nguyên văn câu chuyện đang được MXH đăng tải:

Đây là một câu chuyện có thật vào năm 1978 nói về gia tộc họ Trần. Thời điểm đó miền Nam được du nhập những văn hoá phương Tây, như bốt điện thoại hay băng cassette.

Gia tộc họ Trần là một trong những gia tộc nổi tiếng tại khu Bạch Đằng, hiện nay là bến Bạch Đằng gần với phố đi bộ Nguyễn Huệ, Q1. Gia tộc được đứng đầu gồm Trần Thế (vai của Tùng) và ông Trần Bắc (ngồi đối diện Tùng ở đầu MV).

Lúc này bố Sơn Tùng là Trần Sơn vừa mất nên nhường lại ngai vàng cho Tùng nắm giữ nhưng có quá nhiều trở ngại xoay quanh con đường kinh tế của gia tộc. Trần Thế lúc đó là một người sống có nghĩa tình, tuy gia tộc có nhiều bất cập song vẫn ung dung vì bản lĩnh cho phép Trần Thế có thể đảm bảo mọi thứ được ổn định. Tuy nhiên, khi Trần Thế bắt đầu một hành trình mới cũng là lúc Thanh Thanh bước vào cuộc đời anh, như một ngòi bút, Thanh Thanh vẽ nên bức Tranh của cuộc sống Trần Thế nhiều màu sắc tươi sáng.

Họ cùng nhau trải qua những ngày tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình, song Trần Thế vẫn không dám ngỏ lời yêu cô gái ấy vì Trần Thế hiểu rằng xung quanh mình có rất nhiều mối nguy hiểm đang rình rập, họ không thể tấn công vào trực tiếp anh nhưng có thể dùng những người thân bên cạnh để uy hiếp anh.

Chuyện của Trần Thế lúc này đến tai của bà Phượng Xuân, chủ gia tộc họ Phan, là 1 trong những đối thủ lớn của gia tộc họ Trần. Bà bắt giữ Thanh Thanh và uy hiếp Trần Thế để đánh đổi, vì bà hiểu rằng ngày nào Trần Thế còn tồn tại ngày đó gia tộc họ Phan không thể ngồi yên trên thương trường. Để rồi khi Trần Thế rời đi, ngỏ vào tai của người thân cận lúc lên xe giao lại việc của gia tộc cho Trần Bắc, và một đội đi giải cứu Thanh Thanh.

Trần Thế đã dấn mình vào hang cọp để đổi lấy tính mạng cho Thanh Thanh, và câu hát "điều anh luôn giữ mãi trong tim" chính là bước đậm cho những hoài bão và ước mơ của Trần Thế cho tình yêu, cho tương lai cùng người mình yêu, tuy nhiên điều đó chỉ có thể giữ lại trong tim mà thôi.

Giọt nước mắt cuối cùng cũng là hình ảnh đầu phim, mà người ta hay gọi là "giọt nước mắt bay ngược lên bầu trời" chính là 1 nét chấm phá cho bức tranh cuộc đời của Trần Thế với những hoài bão, ước mơ và những niệm tình xa xăm với người con gái mà mình yêu quý nhất.

Tuy nhiên, câu chuyện đang tràn làn trên MXH về MV mới của Sơn Tùng, thực hư thế nào?

Tra theo nguồn tin lan truyền trên MXH thì bài đăng gốc xuất phát từ một tài khoản fan Sơn Tùng có tên H.T. Trên trang cá nhân của người hâm mộ này vẫn còn giữ nguyên bài đăng gốc, sau đó đã được rất nhiền fanpage Sơn Tùng lẫn trang cộng đồng đăng tải lại với lượt tương tác cao chóng mặt.

Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái? - 3
Bài đăng gốc, xuất phát điểm của rất nhiều những bài đăng tải lại được netizen chia sẻ mạnh suốt tối ngày 20/12.
Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái? - 4
Không ít khán giả đã vào tận bài đăng gốc để hỏi tác giả về tính xác thực của câu chuyện. Tuy nhiên, tác giả của bài viết chỉ trả lời chung chung: "Tìm đến nhà thờ họ Trần ở Tân Định" và "Câu chuyện do ông nội kể lại trong lúc xem MV". 

 

Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái? - 5
Phần hồi đáp của tác giả gốc bài viết cũng khá mơ hồ.

Đứng về góc nhìn lịch sử, câu chuyện trên có rất nhiều điều sai lệch. 

Trước hết, đặt vấn đề về việc xuất hiện một "gia tộc" có "máu mặt" như "họ Trần" được nhắc đến trong bài viết. Tác giả cho rằng đây là một gia tộc nổi tiếng ở khu vực Bạch Đằng, quận 1 (khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày nay). Tuy nhiên, thông tin về gia tộc họ Trần ở khu vực Bạch Đằng lẫn họ Phan trong bài viết này hoàn toàn không có tư liệu hay ghi chép nào.

Đặt vào bối cảnh lịch sử năm 1978, ở miền Nam Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng, việc tồn tại một gia tộc mang tính chất "xã hội đen", lại càng là một điều vô lí. Nhà thờ có vẻ liên quan đến "họ Trần" duy nhất ở khu vực Tân Định, TP.HCM là Đền thờ Đức Thánh Trần (hiện nằm ở số 36, đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1). Tuy nhiên, đây là một địa điểm linh thiêng, nơi thờ vị anh hùng dân tộc chứ chẳng liên quan đến gia tộc dòng họ nào mang tính chất "xã hội đen" như được đề cập.

Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái? - 6
Đền thờ Đức Thánh Trần ở khu vực Tân Định, TP.HCM ngày nay.

Bài viết cũng tiếp tục cung cấp thông tin về việc câu chuyện này xảy ra vào năm 1978 và tác giả cho rằng đây là thời điểm miền Nam được du nhập văn hoá phương Tây, như bốt điện thoại và băng cát-xét. 

Trong khi đó, từ năm 1891, tại Sài Gòn (tên cũ của TP.HCM) đã xuất hiện Bưu điện Trung tâm do người Pháp xây dựng làm nơi truyền điện tín, thư từ. Công trình vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay, được Sở Văn hoá - Thể thao TP.HCM công nhận là Di tích, là một điểm tham quan cực kì nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước.

Hiện nay, ngoài khu vực tiền sảnh của Bưu điện vẫn còn lưu giữ 14 bốt điện thoại bằng gỗ với tuổi đời hơn 100 năm. Và tất nhiên, đó không phải là Bưu điện duy nhất được xây dựng ở Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung.

Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái? - 7
Ảnh chụp Bưu điện Trung tâm Sài Gòn vào năm 1895, một năm sau khi thành phố chính thức có hệ thống điện thoại do người Pháp thực hiện

Bên cạnh đó, từ ngày 1/7/1894, tại Sài Gòn đã có hệ thống điện thoại do người Pháp thiết kế. Điều này chứng tỏ rằng, ngay từ cuối thế kỉ thứ 19, người Pháp đã cho phát triển các bưu điện cùng hệ thống điện thoại để phục vụ việc khai thác thuộc địa, chứ không cần đến mãi năm 1978 như bài viết đưa tin. 

Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái? - 8
Bốt điện thoại bằng gỗ có tuổi đời hơn 100 năm vẫn được giữ lại đến ngày nay tại Bưu điện Trung tâm TP.HCM. Không phải đến mãi năm 1978 mới có sự xuất hiện của bốt điện thoại

Theo thông tin chính thức phía ekip Sơn Tùng M-TP gửi cho các đơn vị truyền thông, báo chí khi ra mắt MV Chúng Ta Cũng Hiện Tại cũng không hề đề cập đến "truyền thuyết" nói trên. Tổng hợp các ý kiến phản biện trên, có thể kết luận, đây chỉ là suy đoán từ phía netizen, không thể chắc chắn là sự thật và là thông tin sai lệch về mặt lịch sử.

Netizen lan truyền câu chuyện đằng sau MV mới của Sơn Tùng M-TP nhưng tìm hiểu sự thật thì đầy sai trái? - 9

Như vậy, chúng ta nên xem câu chuyện này là một nguồn tham khảo, khiến nội dung MV Chúng Ta Của Hiện Tại thêm thú vị, không nên xem là một nguồn tư liệu mang tính lịch sử để đối chiếu với sản phẩm âm nhạc của Sơn Tùng M-TP vì nó sẽ dẫn đến những sự hiểu lầm không đáng có.

Theo Minh Khôi (Pháp Luật và Bạn Đọc)

Nổi bật