Các show lạm dụng trẻ dưới 18 tuổi đồng loạt bị "tuýt còi"
Các show tìm kiếm tài năng nhí của Trung Quốc đã bị dừng sản xuất hàng loạt sau lệnh của Tổng cục. Ảnh: Sina. |
Cơ quan này cho rằng, việc trẻ em tham gia show truyền hình quá sớm, được lăng xê tên tuổi, trở thành ngôi sao chỉ sau một đêm là điều phản giáo dục, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Tại Trung Quốc, có rất nhiều show truyền hình tìm kiếm các ngôi sao nhí. Điển hình như nữ nghệ sĩ dương cầm trẻ Âu Dương Na Na cũng bước ra từ một chương trình như thế. Tuy nhiên với lệnh cấm mới, việc hoạt động nghệ thuật của nữ nghệ sĩ 15 tuổi sẽ gặp không ít khó khăn.
Hiện, các chương trình thực tế của các đài truyền hình đều bị dừng lại.
Bố ơi mình đi đâu thế, dù hút khách cũng khó có khả năng thực hiện mùa thứ 4. Ảnh:Nam Đô. |
Trong văn bản quy định về sản xuất phim mà cơ quan chức năng của Trung Quốc ban hành ghi rõ cấm các dự án miêu tả về “cảnh đồng tính, mua bán dâm, cảnh nóng, ngược đãi”, “miêu tả hành vi không lành mạnh như tình một đêm, ngoại tình”, “các cảnh thần thoại, không có thực cũng bị xem xét”. Tổng cục đưa ra lệnh cấm tuyệt đối với dòng phim "xuyên không" ngược thời gian như Bộ bộ kinh tâm hay Cung tỏa tâm ngọc. Với động thái này, gần như trọn mảng phim chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình đã bị “cấm vận”.
Vì lý do trên, các dự án có nội dung tương tự đều phải tìm cách lách luật, sửa đổi hoặc chấp nhận cảnh làm xong không được phát sóng.
Phim "xuyên không" như Cung tỏa tâm ngọc không thể thực hiện tiếp tục. Phim có nội dung thần thoại, đồng tính, dung tục cũng bị cấm. Ảnh: Sina. |
Quy định của cơ quan chức năng đang gây ra những phản ứng trái chiều từ dư luận. Khán giả cho rằng, phim ảnh đơn thuần với mục đích giải trí và việc “xử ép” các nhà đài như vậy là lợi dụng quyền lợi quá đáng.
Ông Trương Quân Hàm, giám đốc một hãng phim bức xúc: “Cấm các cảnh yêu sớm hay ngoại tình là điều quá khó với dòng phim hiện đại. Đó là một vấn đề của xã hội, tại sao lại cấm!”.
Trong khi đó, cơ quan quản lý văn hoá Trung Quốc thì đánh giá trong khoảng 5 năm trở lại đây, phim có kịch bản từ tiểu thuyết ngôn tình trở thành “hàng hot”, xu thế mới của các nhà làm phim. Các dự án ăn khách đều có màu sắc giống nhau: tình yêu sướt mướt, câu chuyện Lọ Lem và Hoàng tử, "xuyên không" và yêu đồng giới. Và đây là những hiện tượng có tác động tiêu cực đến văn hóa cộng đồng.
“Chúng ta xem phim và phải hiểu rằng, phim ảnh không chỉ là giải trí mà còn bao hàm cả tư tưởng văn hóa. Các bạn trẻ xem phim phải thấy được sức sống thời thanh xuân, tư tưởng phấn đấu. Nhưng những bộ phim hiện nay không có giá trị này, không thực tế, vô bổ”, ông Vưu Tiểu Cương, chủ tịch Hiệp hội phim truyền hình Trung Quốc phát biểu.
Theo ông, Bên nhau trọn đời, Sam Sam đến đây ăn nào hay những bộ phim Thái tử phi thăng chức ký, gần đây là Thượng ẩn được yêu thích cuồng nhiệt cho thấy “giới trẻ đang lười suy nghĩ, chỉ sống trong mộng tưởng”. Ông cho rằng, thời gian tới các bộ phim chuyển thể tương tự phải bị hạn chế ở mức tối đa.
Ông Vưu khẳng định: “Phim truyền hình không phải là mỳ ăn liền. Một tác phẩm hay cần mang giá trị hình ảnh, nội dung và ý nghĩa hiện thực”. Ông tỏ ra buồn phiền khi các nhà làm phim cố tình lách luật bằng mọi cách để làm phim dạng ngôn tình.
Những chiêu lăng xê đời tư của nghệ sĩ bị chặn
Các nhà chức trách yêu cầu báo chí hạn chế đưa tin về các nghệ sĩ có lối sống xa hoa, ví dụ như hôn lễ của Huỳnh Hiểu Minh. Ảnh: Sina. |
Đây là lý do những người hâm mộ hai diễn viên Hoàng Cảnh Du và Hứa Ngụy Châu buồn bã suốt vài ngày qua. Theo "án ngầm" này, các show truyền hình và nhà sản xuất phim không được mời hai nam diễn viên phim đồng tính Thượng ẩn ghi hình lên sóng.
Thậm chí Cảnh Du cùng Ngụy Châu trong buổi họp fan vào tối 17/4 tại Thái Lan đã phải cố tình đứng tách riêng “tránh sự soi xét tại quê nhà”.
Hai diễn viên Hứa Ngụy Châu và Hoàng Cảnh Du bị "cấm vận" trên sóng truyền hình sau khi đóng phim đồng tính. Ảnh: QQ. |