Em/anh với anh/em giờ sống với nhau chỉ vì đứa con!
Nội dung chính của câu nói này có nghĩa là: Hôn nhân của chúng ta giờ chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Em/anh không còn muốn chung sống với anh/em nữa. Lý do chính để chúng ta còn chung sống với nhau đến giờ này là vì những đứa con. Khi bạn thốt ra những câu này, bạn đời của bạn sẽ cảm nhận ra rằng họ chẳng còn vị trí trong trái tim bạn nữa và sẽ cảm thấy rất đau lòng.
Anh/em nhìn chồng/ vợ người người ta kia kìa
So sánh là điều tối kỵ trong tình yêu lẫn hôn nhân. Việc cho rằng bạn đời của mình không bằng được người khác là một lối suy nghĩ sai lầm. Mỗi chúng ta đều khác nhau và mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Đã là vợ chồng của nhau, các bạn cần động viên lẫn nhau thay vì so sánh, chì chiết khi thấy anh/cô ấy không được như chồng/vợ người khác.
Anh/em không hiểu những lời em/anh nói à?
Đây là một cụm từ mà nhiều người thích nói khi cãi vã. Nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, anh/cô ấy sẽ hiểu rằng bạn đang khinh miệt và tỏ ra thiếu kiên nhẫn với anh/cô ấy. Bất cứ ai khi nghe thấy câu nói này đều sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Chuyện của anh/em không cần em/anh can thiệp
Khi đã quyết định cưới nhau có nghĩa là 2 bạn quyết định sẽ đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với nhau. Nhưng khi bạn đã thốt ra câu nói trên có nghĩa rằng bạn đã phân ra ranh giới rõ rệt giữa 2 người. Câu nói này tuy bạn chỉ thốt ra trong giây lát nhưng cũng vô tình tạo ra khoảng cách giữa 2 người.
Biết thế này anh/em chẳng cưới em/anh ngay từ đầu
Đây là câu nói bày tỏ tất cả sự thất vọng và không hài lòng với cuộc sống hôn nhân hiện tại. Mặc dù, câu nói này có thể là cách để bạn thức tỉnh đối phương nhưng khi nghe câu này, có thể anh/cô ấy sẽ cảm thấy rằng bạn đã cảm thấy quá mệt mỏi với cuộc sống của 2 bạn.
Anh/em chẳng khác gì bố mẹ của anh/em!
Khi vợ chồng tranh cãi, điều cấm kỵ nhất là lôi gia đình của nhau ra xúc phạm. Vì vậy, dù có giận giữ thế nào, bạn cũng không nên xúc phạm bố mẹ anh/cô ấy. Sau tất cả, bạn luôn cần tôn trọng bố mẹ chồng/vợ của mình.
Theo Quỳnh Trang (Dân Việt)