Uống nhiều nước ép cà rốt: Lợi hay hại?

25/01/2018 09:16:44

Nước ép cà rốt mang lại cho bạn nhiều lợi ích cho sức khỏe vì có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nước ép cà rốt lại có ít chất xơ và nhiều đường hơn khi so với cả củ cà rốt.

Uống nhiều nước ép cà rốt: Lợi hay hại?

Cà rốt là một trong những loại rau củ quả rất phổ biến và dễ tìm. Một ly nước ép cà rốt sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều chất dinh dưỡng có ở hầu hết các loại trái cây khác.

Ngoài hương vị thơm ngon, nước ép cà rốt cũng cho bạn rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin sức khỏe quan trọng liên quan đến nước ép cà rốt mà bạn cần biết.

Thông tin dinh dưỡng

Theo thông tin từ Bộ Nông thôn Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ, 1 cốc nước ép cà rốt chứa:

• 94 kilocalories (kcal)

• 2.24 grams (g) protein

• 0.35 g chất béo

• 21.90 g carbohydrate

• 1.90 g chất xơ.

Ngoài ra, 1 cốc nước ép cà rốt cũng cung cấp rất nhiều vitamin và chất khoáng, bao gồm:

• 689 milligrams (mg) Kali

• 20.1 mg vitamin C

• 0.217 mg thiamin

• 0.512 mg vitamin B-6

• 2,256 micrograms (mcg) vitamin A

• 36.6 mcg vitamin K.

Uống nhiều nước ép cà rốt: Lợi hay hại? - 1
Ảnh minh họa

Những ích lợi về mặt sức khỏe của nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt rất giàu dinh dưỡng và mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cũng như giúp bạn phòng tránh được một số bệnh tật nguy hiểm như:

Ung thư dạ dày

Cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa, là những chất đóng vai trò rất quan trọng trong ngăn ngừa ung thư. Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho biết nếu ăn cà rốt sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu báo cáo rằng ăn cà rốt sẽ giúp giảm 26% nguy cơ bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, họ không cho biết rõ phải ăn bao nhiêu mới giảm nguy cơ được nguy cơ bị ung thư. Ở thời điểm hiện tại vẫn đang cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định chắc chắn vai trò chống ung thư của cà rốt.

Ung thư máu

Tuy hiện nay vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng các nhà khoa học đều nhận xét và đưa ra dự đoán cà rốt trong tương lai sẽ đóng vai trò khá quan trọng trong điều trị bệnh ung thư máu.

Trong một nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá vai trò của nước ép cà rốt lên trên tế bào ung thư. Các nhà khoa học quan sát thấy rằng nước ép cà rốt có tác động lên các tế bào bất thường, khiến chúng phải ngừng phát triển và đi vào chu trình tự hủy.

Uống nhiều nước ép cà rốt: Lợi hay hại? - 2
Ảnh minh họa

Ung thư vú

Một nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân đã được điều trị ung thư vú để tìm hiểu về tác động của cà rốt. Họ đánh giá kết quả nghiên cứu thông qua nồng độ chất carotene, dấu chỉ các chất gây stress oxy hóa trong máu, dấu chỉ sinh hóa những chất gây viêm trong máu của bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng nếu nồng độ carotene trong máu càng cao thì nguy cơ bị tái phát ung thư vú sẽ càng thấp.

Trong quá trình thực hiện, những người tham gia nghiên cứu được uống 250 g nước ép cà rốt trong 3 tuần. Kết quả là những người phụ nữ này có nồng độ carotene trong máu cao và đồng thời giảm thấp nồng độ các chất gây stress oxy hóa trong máu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tĩnh (COPD)

Nước ép cà rốt rất giàu vitamin C. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về mối liên quan giữa lượng vitamin C thu nạp vào trong cơ thể và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ở những người trên 40 tuổi tại Hàn Quốc.

Họ tìm thấy rằng những người mắc bệnh COPD hầu hết đều có chế độ ăn có rất ít các chất dinh dưỡng có trong nước ép cà rốt, bao gồm carotene, kali, vitamin A, và vitamin C, hơn hẳn những người không mắc bệnh.

Ngay cả ở những người hút thuốc lá nhiều, nguy cơ bị COPD cũng thấp hơn ở những người có chế độ ăn nhiều vitamin C hơn là ở những người không ăn hoặc ăn ít.

Những nguy cơ có thể xảy ra và vấn đề cần cân nhắc

Đối với những người bị suy giảm miễn dịch - như đang điều trị ung thư, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, và người lớn tuổi - đôi khi cần phải tránh các loại thức ăn làm tăng nguy cơ bị các bệnh về xương.

Cần thận trọng với các loại nước ép từ trái cây và rau củ không tươi hoặc không được làm sạch do sẽ có nguy cơ cao mang vi khuẩn.

Theo Ban quản lý Thuốc và Dược phẩm Hoa Kỳ (U.S. Food & Drug Administration - FDA), phụ nữ có thai nên chọn các loại nước ép đã được tiệt trùng hoặc được bảo quản tốt. Không nên uống các loại nước ép từ trái cây hoặc hoa quả không tươi, thường được bày bán tại chợ và các hội chợ.

Cà rốt có chứa một loại carotene gọi là beta-carotene, khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.

Ăn một số lượng lớn carotene từ thức ăn sẽ không gây hại quá nghiêm trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ấy da của bạn sẽ có màu vàng cam nếu ăn quá nhiều beta-carotene trong thời gian dài.

Các công thức nước ép tốt cho sức khỏe

Theo Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Stanford (Stanford Health Care), lượng vitamin và chất khoáng có trong 1 cốc nước ép cà rốt tương đương với 5 cốc cà rốt cắt miếng mà không ép lấy nước.

Nước ép hoa quả cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng chúng lại không chứa nhiều chất xơ như rau quả tươi. Hơn nữa, trong mỗi cốc nước ép lại chứa nhiều đường hơn so với rau quả tươi.

Ví dụ, 1 cốc nước ép cà rốt chứa 2 g chất xơ và 9 g đường, trong khi một cốc cà rốt tươi không chế biến chứa 3.5 g chất xơ và 6 g đường.

Bạn có thể ép chung cà rốt với một số loại rau củ quả khác để có hương vị thơm ngon hơn. Sau đây là một số cách kết hợp bạn có thể thực hiện tại nhà:

• Nước ép táo và cà rốt

• Nước ép cam và cà rốt

• Nước ép cà rốt và cải xoăn

• Nước ép cà rốt cho thêm ít quế và gừng.

Uống nhiều nước ép cà rốt: Lợi hay hại? - 3
Ảnh minh họa

Kết luận

Nước ép cà rốt là thứ thức uống tuyệt vời sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích cho sức khỏe vì có giá trị dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên, nước ép cà rốt lại có ít chất xơ và có nhiều đường hơn khi so với cả củ cà rốt. Mà chất xơ lại đóng vai trò giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý và giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Nước ép cà rốt không phải là thức uống dành cho tất cả mọi người, đặc biệt cần thận trọng với phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, và những người đang mắc bệnh.

Bạn nên uống nước ép cà rốt vì nó rất tốt cho sức khỏe. Nhưng đừng vì thế mà lại quá lạm dụng và dùng để thay thế cho việc ăn các loại rau củ quả.

Theo Thanh Tùng (Soha/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật