Trường hợp Tiểu Lý 20 tuổi, gần đây trên mặt xuất hiện khá nhiều mụn, nghe nói uống nhiều nước có thể giải độc và làm giảm mụn trứng cá, do vậy mỗi buổi sáng cô uống đến 2 lít nước. Tuy nhiên, không lâu sau Tiểu Lý cảm thấy đau đầu, buồn nôn, tức ngực… các đồng nghiệp nhanh chóng đưa cô đến bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán Tiểu Lý bị ngộ độc nước.
Bác sĩ Vương Quế Anh tại Bệnh viện số 1 thành phố Vũ Hán giải thích: Trong thời gian ngắn đột nhiên uống quá nhiều nước, máu bị pha loãng, dẫn đến natri máu loãng, nước xâm nhập vào tế bào, dẫn đến phù nề tế bào, cuối cùng gây ngộ độc nước, khi nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến khó thở, ngừng tim đột ngột, nguy hiểm đến tính mạng.
Những sai lầm khi uống nước
1. Uống càng nhiều nước càng tốt?
Nước là nguồn sống và nó đã trở thành liều thuốc chữa bách bệnh. Táo bón uống nhiều nước, muốn giải độc cũng uống nhiều nước, cảm lạnh cũng phải uống nhiều nước… Tuy nhiên, uống quá nhiều nước, cũng sẽ gặp phải vấn đề. Trường hợp của Tiểu Lý là một ví dụ rất điển hình.
2. 8 ly nước mỗi ngày?
Nếu hỏi bình quân mỗi ngày bạn uống bao nhiêu nước, tin rằng đại đa số đều trả lời: 8 ly nước. Định luật tám ly nước mỗi ngày là một chính sách sức khỏe được nhiều người tin tưởng, nhưng không biết mọi người đã từng nghĩ qua: cốc này rốt cuộc to đến mức nào? Là cốc 500ml hay là cốc 200ml.
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc: Mỗi ngày đàn ông uống hơn 1700ml nước, phụ nữ là khoảng 1500ml. Tất nhiên, lượng nước tiêu thụ có liên quan mật thiết đến khí hậu, cường độ tập thể dục và thể lực của từng người. Ví dụ, vào mùa hè, nhiệt độ cao, đổ mồ hôi nhiều hơn và uống nhiều nước hơn, khí hậu mùa thu khô và lượng nước uống cũng tăng lên, những người có cường độ tập thể dục mạnh uống nhiều nước hơn...
Những người sau đây cần phải chú ý đến cách uống nước của mình
1. Người mắc bệnh tim
Những người mắc bệnh tim, chẳng hạn như suy tim, teo cơ tim… không thể pha lẫn nước với các tế bào máu kịp thời. Nếu bạn uống quá nhiều nước trong một hoặc nửa ngày, lượng nước lớn sẽ tích tụ, sẽ làm tăng áp lực lên phổi, gây khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ngạt thở hoặc suy tim.
2. Người bị suy thận
Mỗi ngày, 1/4 các chất cặn bẩn trong cơ thể con người cần thận thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Người khỏe mạnh uống nhiều nước có thể giảm thiểu được các nguy cơ bị sỏi thận. Tuy nhiên, đối với người có chức năng thận yếu, khả năng trao đổi chất kém, thời gian ngắn uống nhiều nước có thể gây nghiêm trọng tình trạng bệnh.
3. Người mắc bệnh gan mạn tính
Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Nếu người bị xơ gan, cổ trướng gan và các bệnh khác, bạn phải kiểm soát lượng nước bạn uống mỗi ngày. Nếu không, rất dễ làm trầm trọng thêm sự tích tụ nước trong khoang màng bụng, gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng lưu thông chất lỏng cơ thể.
4. Sau khi vận động ra nhiều mồ hôi
Sau khi tập thể dục, cần bổ sung nước kịp thời, nhưng ra nhiều mồ hôi sẽ khiến cơ thể mất nhiều chất điện giải. Vì vậy, khi uống nước, hãy chú ý bổ sung nước từ từ, mỗi lần uống thêm một chút để tránh bị hạ natri máu. Theo lời khuyên của chuyên gia thì 100-150 ml mỗi lần uống là phù hợp.
5. Phụ nữ mang thai
Khi phụ nữ mang thai, cơ thể tiêu hao năng lượng cao hơn người bình thường, lưu lượng máu tăng, cũng cần phải bổ sung lượng nước lớn. Tuy nhiên, vì thai nhi sẽ gây chèn ép nhất định lên bàng quang của phụ nữ mang thai. Do đó, phụ nữ mang thai cần hết sức chú ý về lượng nước mình uống. Nếu bà bầu bị phù nề, thì nên giảm thiểu uống nước, mỗi ngày chỉ uống khoảng 1000ml nước.
Không nên uống những loại nước sau đây
1. Nước chưa đun sôi hoàn toàn
Uống nước chưa đun sôi hẳn, nguy cơ bị ung thư bàng quang và ung thư trực tràng sẽ tăng lên. Sau khi nước sôi hoàn toàn, nên đun thêm khoảng 2 phút, điều này giúp các thành phần có tính axit có hại trong nước sẽ bay ra ngoài theo hơi nước.
2. Nước để quá lâu
Vào mùa hè, nhiều người thích uống lọc đun sôi để nguội, thường đun từ tối hôm trước, hôm sau uống. Nhưng trên thực tế, nhiệt độ mùa hè cao, tất cả các loại vi sinh vật và vi khuẩn sinh sản rất nhanh, rất dễ gây ô nhiễm nước, uống nước này sẽ khiến bạn bị tiêu chảy. Do đó, nên uống nước trong vòng 16 tiếng sau khi đun sôi.
3. Nước quá nóng
Nước ấm ở khoảng 30 độ C phù hợp với chức năng sinh lý của cơ thể con người. Nếu nước quá nóng, nó sẽ gây ra tổn thương kích thích cho các mạch máu, dạ dày, thực quản…
Theo Hà Vũ (Helino)