Trào ngược dạ dày: Bệnh của 'thời đại mới', tác nhân lớn nhất gây ung thư dạ dày và 7 điều buộc phải làm để không rơi vào cảnh bệnh tình

01/10/2020 09:10:20

Nhắc đến những căn bệnh về đường tiêu hóa thì không thể quên chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD - Gastroesophageal reflux disease). Chứng bệnh này được xét là một trong những nguyên nhân gần nhất dẫn đến ung thư dạ dày.

Nhắc đến những căn bệnh về đường tiêu hóa thì không thể quên chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD - Gastroesophageal reflux disease). Chứng bệnh này được xét là một trong những nguyên nhân gần nhất dẫn đến ung thư dạ dày. 

GERD là một bệnh phổ biến với tỷ lệ lưu hành cao. Thống kê tỷ lệ mắc GERD dao động từ 10 đến 30% ở các nước Phương Tây, 5 đến 10% ở các nước Châu Á. Trong đó, ở Việt Nam người mắc bệnh về tiêu hóa vẫn đứng hàng đầu ở tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là các bệnh loét đường tiêu hóa chiếm hơn 50% trong cộng đồng. Ngoài ra, còn có các bệnh phổ biến khác như: rối loạn chức năng trào ngược thực quản chiếm trên 60% tổng số bệnh nhân đến khám.

Trào ngược dạ dày: Bệnh của 'thời đại mới', tác nhân lớn nhất gây ung thư dạ dày và 7 điều buộc phải làm để không rơi vào cảnh bệnh tình
Hình ảnh so sánh dạ dày bị trào ngược và dạ dày khỏe mạnh

Khi nuốt thức ăn cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra để thức ăn vào dạ dày và ngay lập tức đóng lại. Khi mắc bệnh về tiêu hóa cơ thắt thực quản dưới sẽ yếu, mở ra thất thường cho phép dịch vị dạ dày chảy ngược vào thực quản. Tính axit của dịch vị sẽ hủy hoại niêm mạc thực quản dưới gây ra các biến chứng của bệnh. 

Nếu bạn có triệu chứng buồn nôn, khó nuốt và đắng miệng có thể bạn đang sắp bị cảm hoặc sốt. Nhưng nếu bạn đã có các triệu chứng này một thời gian, thì có thể bạn đã mắc phải chứng trào ngược dạ dày. Lúc này bạn cần đi kiểm tra bác sĩ ngay nhé. 

Tiến sĩ Jacqueline Wolf, một nhà tiêu hóa học và phó giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard và là tác giả của bài viết cho biết: Ba tình trạng — thức ăn hoặc axit từ thực quản kém, quá nhiều axit trong dạ dày và làm rỗng dạ dày chậm - góp phần gây ra trào ngược axit.(trào ngược dạ dày thực quản - GERD)

Nếu bạn đang bị ợ chua lặp đi lặp lại hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác của trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể thử thay đổi từ những thói quen ăn uống, thói quen sống hằng ngày để kiểm soát được chứng trào ngược dạ dày thực quản. 

1. Ăn chia nhỏ bữa và chậm 

 Với những người đã có triệu chứng của bệnh tốt nhất là chúng ta nên ăn chia nhỏ bữa. Trong 1 ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn sáng, trưa và tối. 

Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp cải thiện chứng trào ngược dạ dày. Giúp dạ dày co bóp đều và hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn tốt hơn. 

Trào ngược dạ dày: Bệnh của 'thời đại mới', tác nhân lớn nhất gây ung thư dạ dày và 7 điều buộc phải làm để không rơi vào cảnh bệnh tình - 1
Chia nhỏ bữa ăn giúp cải thiện trào ngược dạ dày

2. Ăn có chế độ

"Chúng ta đã tiến hóa từ những ngày mà bạn không thể ăn được gì", Tiến sĩ Wolf nói. 

Nếu như bạn vẫn ăn thường xuyên những loại thực phẩm như: “thức ăn béo (đồ  chiên rán), thức ăn cay, cà chua, hành, tỏi, cà phê, trà, chocolate và rượu bia”, hãy thử loại bỏ chúng trong một thời gian để kiểm soát được tình trạng trào ngược dạ dày của bạn. Lâu sau đó bạn có thể thưởng thức lại một chút cafe hoặc trà tuy nhiên không nên sử dụng thường xuyên. 

3. Không uống đồ uống có ga

Chúng tôi biết, đồ uống có ga đem lại cảm giác rất đã, nhất là trong các bữa tiệc với bạn bè. Tuy nhiên, chúng là thủ phạm khiến bạn ợ hơi, tăng nồng độ axit lên thực quản và gây ra trào ngược dạ dày. 

Nếu có thể, hãy thay bằng nước lọc. Một mẹo nhỏ cho bạn là uống 1 ly nước ấm vào buổi sáng khi mới thức dậy, cơ thể sẽ như được detox và dạ dày cũng "hưởng ké" tác dụng cải thiện chức năng.

4. Ngủ ngay sau khi ăn 

Việc nằm ngay sau khi vừa đánh chén một bữa no nê sẽ khiến thức ăn bị kẹt giữa quãng đường di chuyển xuống dạ dày. Đây chính là một trong những thủ phạm lớn nhất gây cảm giác nôn nao, khó tiêu. 

Bởi vậy, bạn nên ăn sớm, tốt nhất là trước khi ngủ khoảng 3 tiếng. Điều này có nghĩa là nếu bạn trót ăn nhẹ nửa đêm, hãy dời giấc ngủ muộn hơn một chút. Cẩn thận nhất là đêm đừng ăn thêm bữa phụ, sẽ không tốt cho cân nặng và sức khỏe.

Trào ngược dạ dày: Bệnh của 'thời đại mới', tác nhân lớn nhất gây ung thư dạ dày và 7 điều buộc phải làm để không rơi vào cảnh bệnh tình - 2
Đầy bụng khó tiêu lâu dần sẽ gây ra trào ngược dạ dày

5. Tránh vận động sau khi vừa ăn xong 

Nên tránh vận động mạnh trong vài tiếng sau khi ăn. 

Bạn có thể đi dạo một lúc, tuy nhiên đừng chạy bộ, hoặc hoạt động thể thao quá mạnh. Đặc biệt, nói không với các bài tập có tư thế cúi gập người nếu không muốn axit trong dạ dày tiến vào thực quản, gây ra cảm giác nôn nao. Tốt nhất là bạn nên ngồi thẳng lưng nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng, sau đó hãng đi bộ thư giãn.

6. Chú ý ngủ ở tư thế phù hợp

Nên ngủ với tư thế mà phần đầu cao hơn chân từ 15-20 cm. Bạn có thể chọn những loại gối có độ cao phù hợp với thể trạng, tuy nhiên hãy tránh sử dụng gối hoặc thanh nâng giường quá cao, chúng có thể khiến bạn sai ngủ sai tư thế, dẫn tới hàng loạt các hậu quả về khớp cổ.

Trào ngược dạ dày: Bệnh của 'thời đại mới', tác nhân lớn nhất gây ung thư dạ dày và 7 điều buộc phải làm để không rơi vào cảnh bệnh tình - 3
Chọn tư thế ngủ phù hợp giảm trào ngược dạ dày

7. Giảm cân nếu đang cần thiết

Ở người béo phì, lượng mỡ tập trung nhiều tại vùng bụng. Gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ thắt thực quản. Đồng thời tạo áp lực lên dạ dày thực quản. Điều này dẫn đến trào ngược và ợ chua. Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để tránh béo phì và giảm cân khoa học.

8. Nếu bạn hút thuốc - Hãy bỏ ngay

Nicotine có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới và phá hủy hệ thần kinh, hô hấp. Bằng cách làm giảm sự bảo vệ của oxit nitric, khói thuốc lá có thể gây đau dạ dày. Đặc biệt nếu gặp trường hợp niêm mạc dạ dày bị viêm loét thì khả năng biến chứng sang trào ngược và  ung thư dạ dày sẽ tăng lên.

Nếu bỏ hút thuốc lá và kết hợp một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn có thể cải thiện các triệu chứng của các bệnh đường tiêu hóa hoặc giữ cho chúng không biến chứng nặng hơn.

Hãy tham khảo những điều trên và thử thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất và theo dõi dự thay đổi. Tuy nhiên, nếu như triệu chứng của bạn đã nặng và biến chứng nhiều thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để kiểm tra nhé. 

Theo Cự Giải (Pháp Luật & Bạn Đọc)