Câu chuyện kể về mẹ của cô gái Xie Jiayi, 19 tuổi, sinh sống tại Malaysia vào năm 2015 đã nhận được sự quan tâm lớn của CĐM. Mẹ của cô được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày vào tháng 7 năm 2014 và sau gần 1 năm chống chọi với bệnh tật, mẹ cô đã qua đời.
Nỗi buồn mất mẹ đã khiến Xie Jiayi muốn lên tiếng cảnh báo về một thói quen xấu trong ăn uống. Và chính mẹ cô đã duy trì thói quen này trong 10 năm nên khi phát hiện căn bệnh ung thư dạ dày, từ một người nặng 60kg, mẹ cô sụt cân nhanh chóng trong vòng 2-3 tháng và chỉ nặng có 28 kg và ra đi mãi mãi.
Mẹ của Xie Jiayi thường tiếc rẻ đồ ăn thừa vào bữa tối hôm trước nên đem cất vào tủ lạnh, sáng hôm sau đun lại trên bếp để ăn. Vì thức ăn thừa nhà cô đa số là các món rau nên mẹ cô cho rằng rau không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Khi phát hiện ra bệnh, mẹ cô phải thực hiện cuộc phẫu thuật để cắt bỏ 2/3 dạ dày và trải qua 8 đợt hóa trị kéo dài. Tuy nhiên, căn bệnh ngày càng nặng, các tế bào ung thư tái phát trở lại và phát triển mạnh khiến mẹ của Xie Jiayi cũng dần kiệt sức.
Trên thực tế, việc đun nóng lại thức ăn trong tủ lạnh vào ngày hôm sau sẽ thúc đẩy những vi khuẩn và chất có hại trong thực phẩm phát triển. Về lâu về dài, những chất này lâu dần tích tụ lại và gây hại cho cơ thể, nuôi dưỡng tế bào ung thư.
Những thực phẩm không nên để qua đêm
Cơm nguội: Nhiều người rất thích ăn cơm nguội mỗi sáng để tiết kiệm. Tuy nhiên nếu bảo quản không đúng cách, cơm sẽ bị thiu và nhiễm khuẩn. Ăn vào nếu nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc cấp.
Với món ăn này, tốt nhất hãy bọc lại thật kỹ và cho vào tủ lạnh để hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Khi cơm bị hỏng, có màu lạ hay có mùi bất thường thì phải bỏ đi ngay, làm nóng cơm cũng không có tác dụng.
Rau xanh: Rau luộc không để dành lại qua đêm, nếu để qua đêm rau sẽ mất hết vitamin. Chỉ để rau trong vòng 4 giờ, nếu để lâu, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy trong rau, biến các nitrit thành lipit không tốt cho sức khỏe. Cho dù để trong tủ lạnh, nếu dùng nhiều và lâu dài có khả năng gây ung thư.
Trứng: Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào, không nên để lâu, chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính.
Nước trà xanh: Trà xanh để lâu thường xỉn màu, những loại vitamin C chống oxy hóa trong nước trà xanh sẽ bị phân hủy. Nếu uống sẽ có một số vi khuẩn, vi nấm gây hại cho sức khỏe.
Các loại nấm nấu chín: Nấm nấu chín để qua đêm sẽ không còn dinh dưỡng, nitrit có trong nấm sẽ bị phân hủy thành độc tố.
Các món gỏi, nộm: Do không được nấu chín nên những thức ăn từ gỏi, nộm dễ xuất hiện các độc tố lạ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cá và hải sản các loại: Các loại hải sản không để qua đêm do chứa nhiều chất đạm lạ, những chất này sẽ bị biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Canh các loại: Trong các loại canh có chứa gia vị như mắm, muối, bột ngọt…những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc, lâu dài sẽ phá hủy tủy xương, thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí ung thư…
7 loại thực phẩm không tốt cho dạ dày cần tránh xa
1. Thức ăn từ bữa trước sang bữa sau
Một số thức ăn thừa từ bữa trước sang bữa sau, đặc biệt để qua đêm nguy cơ ung thư là rất lớn. Điều này lầ bởi hàm lượng nitrit trong thức ăn thừa rất cao, thời gian lưu trữ càng lâu, hàm lượng nitrit trong đồ ăn này càng lớn. Chất này sau khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các amin trong dạ dày và tạo thành nitrosamine. Đây là chất gây ung thư nguy hiểm số 1, khi tích tụ vào cơ thể dễ gây K dạ dày.
2. Đồ ăn chiên rán và hun khói
Bất cứ loại đồ ăn chiên rán nào như khoai tây chiên, cánh gà rán, bim bim... cũng đều phát sinh độc tố Acrylamide - một chất gây nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Ngoài ra, thực phẩm hun khói như thịt xông khói và xúc xích thường chứa hàm lượng muối cao, ăn thường xuyên có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, nguy cơ K dạ dày rất cao.
3. Đồ chua
Dưa, cà muối là thực phẩm được cảnh báo sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ, gây ung thư nếu sử dụng không đúng cách. Cụ thể, trong dưa cà muối xổi, ăn vẫn còn vị cay nồng, hăng hăng, hàm lượng nitrat lúc này bị chuyển hóa thành nitrit do vi khuẩn có trong nước dưa cà muối tác động.
Khi đi vào dạ dày, dưới tác động của môi trường dạ dày, nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm khác và trở thành nitrosamine, đây là một chất có khả năng gây K dạ dày.
4. Thực phẩm cay nóng
Các loại thực phẩm cay nóng, chẳng hạn như lẩu cay sẽ kích thích vị giác, thế nhưng đồng thời nó cũng sẽ kích thích tiết axit dịch vị, kích thích niêm mạc dạ dày xung huyết và phù nề. Ngoài ra, nó còn đẩy nhanh nhu động đường tiêu hóa, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và K dạ dày.
5. Đồ ăn lạnh và hải sản sống
Những người có thói quen ăn uống đồ lạnh sẽ khiến nhiệt độ dạ dày bị hạ xuống, từ đó làm cho nhiều men tiêu hóa không hoạt động được ở nhiệt độ thích hợp sẽ ảnh hưởng đến chức năng của men tiêu hóa và sự bài tiết axit dịch vị. Tình trạng lâu dài sẽ dễ gây tổn thương dạ dày, nguy cơ ung thư là rất cao.
Còn với hải sản sống cũng nguy cơ K dạ dày rất cao. Điều này là bởi tính lạnh của hải sản sống và lạnh không chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến chất đạm khó tiêu hóa, gây suy giảm chức năng dạ dày.
6. Rượu bia
Uống nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây K dạ dày Điều này là bởi đây là chất kích thích có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Một khi niêm mạc dạ dày bị kích thích nhiều lần, nó sẽ xuất hiện tình trạng viêm mãn tính theo quá trình tổn thương, sửa chữa và tái tổn thương liên tục. Nếu kéo dài sẽ gây K dạ dày.
7. Thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo
Dạ dày sẽ bị tăng gánh nặng, từ đó dễ dẫn đến các bệnh lý về dạ dày như tiêu chảy, chán ăn, rối loạn chức năng tiêu hóa nếu như bạn ăn quá nhiều thức ăn nhiều đường và nhiều chất béo.
PN (Nguoiduatin.vn)