Tại sao ăn ít vẫn mập?

11/05/2023 09:32:13

“Ăn ít mà sao vẫn béo” là câu hỏi muôn thuở của rất nhiều người khi nảy sinh mong muốn giảm cân. Vấn đề này cũng thường được đặt ra sau một vài lần ăn kiêng thất bại. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ăn ít mà vẫn bị tăng cân. Chi tiết một số nguyên nhân được lý giải cụ thể như sau:

Do gen di truyền

Ăn ít mà lại tăng cân do gen di truyền là một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học. Nếu một người có trong mình một loại gen quy định sự béo phì, thì khả năng hấp thụ các loại chất béo của họ sẽ cao hơn so với những người bình thường.

Chính vì nguyên nhân này mà mặc dù có ăn ít đi bao nhiêu thì quá trình trao đổi chất chậm lại. Nỗi khổ của họ cũng không những không sử dụng mỡ thừa tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Mà còn ngược lại nó sẽ tích tụ lượng mỡ thừa đó gây ra tình trạng tăng cân.

Tại sao ăn ít vẫn mập?

Do nội tiết tố

Một nguyên nhân không ai ngờ tự dẫn đến việc ăn ít vẫn tăng cân là do tuyến giáp. Vai trò của loại tuyến này thông qua việc trao đổi chất là rất quan trọng. Nếu như có những bất thường về tuyến giáp sẽ làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn. Đồng nghĩa với hooc-môn cortisol và Insulin cao, làm gia tăng cảm giác thèm ăn và khiến cho cơ thể mất kiểm soát về cân nặng.

Do lựa chọn thực phẩm không đúng

Ăn ít vẫn tăng cân đó là do chị em đã lựa chọn sai thực phẩm cho mình. Để giảm cân cơ thể cần có một sự cân bằng lượng calo trong thực đơn hàng ngày. Do vậy, rất nhiều chị em lựa chọn việc ăn ít đi so với bình thường. Tuy nhiên, nếu như bạn đang thực hiện khẩu phần ăn thấp hơn bình thường, nhưng vẫn không giảm được cân nặng của cơ thể. Điều này cho thấy bạn đã không cắt giảm được lượng calo từ chế độ ăn hàng ngày.

Đốt cháy mỡ thừa, giảm cân hiệu quả thông qua việc cắt giảm calo là cần thiết và quan trọng. Nhưng điều đó lại không đạt được kết quả tốt nếu như lượng calo nạp vào hàng ngày là không phù hợp.

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì lượng calo trung bình cần duy trì ở mức 30 Kcal/1 kg cân nặng để cần thiết cho hoạt động một ngày. Ngoài ra để tăng hiệu quả của việc giảm cân thì ngoài việc chế độ giảm lượng calo trong khẩu phần ăn hợp lý bằng cách ăn ít hơn hoặc chọn các thực phẩm ít calo. Chị em cần phải có những bài tập kết hợp, mới có thể làm tiêu giảm được lượng calo dư thừa trong cơ thể.

Tại sao ăn ít vẫn mập? - 1

Do rối loạn giấc ngủ, căng thẳng, stress

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe, đầu óc tỉnh táo và ảnh hưởng đến cân nặng. Vì vậy, nếu bạn ăn ít vẫn tăng cân, hãy xem xét lại vấn đề giấc ngủ. Khi ngủ, cơ thể đào thải những chất độc hại bên trong cơ thể ra ngoài thông qua đường bài tiết, điều chỉnh những hormone giúp giảm cân như ghretin, Cortisol, insulin, leptin… để làm tăng hiệu quả giảm cân.

Nếu bạn thiếu ngủ, lượng hormon leptin sẽ giảm và hormone ghretin tăng lên tạo nên sự thèm ăn, đói bụng. Do đó, người trải qua một đêm mất ngủ sẽ cảm thấy muốn ăn gì đó khiến cân nặng tăng. Ngoài ra, việc không ngủ đủ giấc làm cho tinh thần căng thẳng, dẫn đến sản sinh ra quá nhiều hormone Cortisol làm thèm ăn các món có đường, món ngọt, gây thành tình trạng béo phì.

Theo nghiên cứu vào năm 2000 từ những nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, khi con người căng thẳng thì hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể tăng lên dẫn đến vùng bụng tăng cân, đồng thời gây nên những chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch… Thông thường, người bị căng thẳng, stress thường có nhu cầu ăn uống gia tăng, nhưng quá trình trao đổi chất lại giảm khiến thừa cân béo phì.

Do ăn sáng quá muộn

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của ngày dài. Tuy nhiên, không phải ăn sáng lúc nào cũng được. Việc ăn sáng quá muộn sẽ khiến những bữa ăn khác bị ảnh hưởng và thay đổi, dẫn đến ăn tối trễ. Cơ thể ít hoạt động vào ban đêm nên việc ăn tối trễ sẽ làm những thức ăn, năng lượng nạp vào chuyển sang trạng thái dự trữ nên dù bạn ăn ít vẫn tăng cân.

Tại sao ăn ít vẫn mập? - 2

Do tình trạng sức khỏe

Một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa và tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa của cơ thể và làm tăng nguy cơ tăng cân.

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình ăn ít nhưng vẫn mập thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu về cơ địa và lối sống của mình. Từ đó đưa ra chế độ ăn uống và lối sống phù hợp để duy trì cân nặng và sức khỏe tốt.

Do lười vận động

Chế độ ăn uống chỉ chiếm 70% sự thành công của việc giảm cân. 30% còn lại đến từ tập luyện. Bạn cần vận động để tiêu hao calo, đốt cháy mỡ thừa và ngăn ngừa tích tụ mỡ.

Ngồi nhiều, lười vận động là thói quen nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tăng nguy cơ béo phì do năng lượng nạp vào nhiều nhưng không tiêu thụ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, thoái hóa xương khớp... hay thậm chí tử vong.

PN (SHTT)