Nam thanh niên 25 tuổi ở Phú Thọ đã phải nhập viện cấp cứu vì sốc phản vệ sau khi thái một củ hành nhỏ. Bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nếu chậm trễ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Người nhà bệnh nhân cho biết sau khi chỉ thái một củ hành ta nhỏ khoảng 10 phút bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu sưng nề mặt, mắt, tình trạng ngày càng nghiêm trọng nên gia đình ngay lập tức đưa đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cấp cứu.
Các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng và lập tức cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ. Sau khi tiêm Adrenaline đường bắp (thuốc chống sốc phản vệ) bệnh nhân có dấu hiệu giảm khó thở, nhưng mặt, hai mắt vẫn sưng nề. Khoảng 20 phút sau cấp cứu bệnh nhân dần ổn định và chuyển điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện.
Theo GS Nguyễn Gia Bình sốc phản vệ có thể xảy ra bất kỳ chỗ nào từ môi trường bệnh viện từ sử dụng khí dung cho bệnh nhân cho đến tiêm thuốc. Có nhiều người cứ sử dụng khí dung là khó thở do dị ứng với tá dược sau đó, có khi chỉ đi sau xe bus cũng gây sốc phản vệ, tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, phấn hoa, thực phẩm, dị ứng dọc mùng, dị ứng hải sản từ động vật tới thực vật đều có nguy cơ sốc phản vệ.
Ngoài ra, các loại thuốc trong chẩn đoán điều trị ngày càng nhiều có thể bị sốc phản vệ. Có trường hợp cháu bé ăn quả trứng xong cũng bị sốc phản vệ do cháu bé dị ứng với trứng, dị ứng với hải sản. Khi sử dụng những thực phẩm lạ, thuốc lạ thì chính bệnh nhân đó cần tìm hiểu xem bản thân có tiền sử dị ứng hay không.Nhiều trường hợp cũng không nhớ rõ mình có dị ứng gì hay không.
GS Bình cho biết trong môi trường y tế, sốc phản vệ cũng là nỗi ám ảnh của các bác sĩ vì nó có thể xảy ra bất cứ khi nào. Trước đây ở môi trường bệnh viện thường test trước nhưng bây giờ đã bỏ vì test âm tính có thể chủ quan hoặc thuốc bôi, thuốc viên thì khó tiêm hơn vì vậy sốc phản vệ lúc nào cũng có thể xảy ra. Có những trường hợp không sốc phản vệ với thành phần của thuốc mà lại sốc phản vệ thành phần bảo quản thuốc.
Có bệnh nhân chỉ tiêm xong đã mất mạch không thể bắt được, có người thì biểu hiện xảy ra từ từ hơn.
Biểu hiện lâm sàng của sốc phản vệ, khi tiếp xúc với người bị sốc phản vệ có 3 loại
Thứ nhất: trường hợp nhẹ chỉ có dấu hiệu ở da và niêm mạc bao gồm nổi mề đay ngứa, da đỏ rực hoặc tái nhợt (gần như luôn luôn xuất hiện với phản vệ).
Thứ hai: Co thắt đường thở và sưng lưỡi hoặc họng, có thể gây thở khò khè và khó thở, mạch nhanh và yếu, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
Thứ ba: bệnh nhân nguy kịch sốc phản vệ. Mặt tái, tím các đầu chi, trên da có những mảng thâm tím, ấn vào thì nhạt đi và chậm trở lại như cũ. Nhiệt độ giảm, da lạnh. người lạnh, vã mồ hôi. Nhịp thở nhanh dẫn tới tình trạng giảm CO2, về sau thở nhanh nông. Nếu không cấp cứu thì suy tuần hoàn, suy hô hấp.
Phản ứng phản vệ nặng có thể đe dọa đến tính mạng vì nó có thể gây ngừng thở hoặc ngừng tim. Có trường hợp diễn biến vô cùng nhanh nếu chần chừ cấp cứu có thể ngừng tuần hoàn, tử vong.
Khi bị sốc phản vệ bệnh nhân cần được tiêm adrenaline có tác dụng co mạch, giãn phế quản nên đây là thuốc có tác dụng tuyệt đối với sốc phản vệ nên tiêm bắp, mạch trước đùi hấp thu tốt, sử dụng liều nhỏ.
Quan trọng nhất cấp cứu sốc phản vệ đó là cấp cứu ban đầu. Ở các cơ sở y tế chỉ cần tiêm adrenaline ngay lập tức. Ở gia đình nhẹ có thể sử dụng các thuốc kháng histamin.
Cấp cứu sốc phản vệ rất phức tạp nếu tròng vòng 10 phút không được cấp cứu thì lượng nước trong lòng mach sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài gây mất nước nhanh chóng cho bệnh nhân và tử vong.
Theo Phương Anh (Báo Đất Việt)