Một nghiên cứu lớn về những người Anh đã tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm Covid-19 đã đưa ra kết luận trên.
Các tác giả đánh giá: “Thời gian bộc lộ các triệu chứng ngắn hơn cho thấy thời gian lây nhiễm có thể ngắn hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các chính sách y tế tại nơi làm việc và hướng dẫn sức khỏe cộng đồng”. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chờ thêm dữ liệu về phân tích tải lượng virus SARS-CoV-2.
Dựa trên ứng dụng Nghiên cứu Triệu chứng Covid-19, các nhà khoa học cũng ghi nhận nguy cơ nhập viện của nhiễm Omicron có triệu chứng ít hơn 25% so với Delta.
Nghiên cứu này loại bỏ yếu tố tác động của vắc xin tới mức độ bệnh nặng - nhẹ của các biến thể. Tất cả các tình nguyện viên tham gia khảo sát từng nhiễm Omicron hoặc Delta đều đã tiêm vắc xin.
Đại học King's College London (Anh) phân tích hai bộ dữ liệu từ ngày 1/6 đến ngày 27/11/2021, khi Delta chiếm hơn 70% số ca nhiễm và từ ngày 20/12/2021 đến ngày 17/1/2022, khi Omicron phổ biến hơn 70%.
Mỗi nhóm gồm 5.000 người, mỗi người trong nhóm 1 được so sánh với một người trong nhóm 2 cùng độ tuổi, giới tính và số mũi vắc xin.
Thời gian có triệu chứng của bệnh nhân Omicron ngắn hơn so với Delta rõ ràng hơn ở những người đã tiêm 3 liều vắc xin. Người nhiễm Omicron thường ốm mệt trong 3,3-4,4 ngày. Con số này ở người mắc Delta là 7,7 ngày.
Ở nhóm đã tiêm 2 liều vắc xin, bệnh nhân Delta có biểu hiện trong 9,6 ngày. Thời gian bộc lộ bệnh của người nhiễm Omicron là 8,3 ngày.
Hiện nay, chủng Omicron là chủng virus SARS-CoV-2 chiếm ưu thế trên toàn cầu. Hầu như rất ít ca nhiễm Delta và các biến thể khác.
Trong đại dịch Covid-19 đã có 496 triệu ca bệnh, hơn 6 triệu người chết trên toàn cầu. Hiện tại, số ca nhiễm mỗi ngày có xu hướng giảm, còn khoảng 1 triệu ca.
Theo An Yên (VietNamNet)