Các nhà nghiên cứu của Đại học Tufts, Mỹ, đã cấy các tế bào beta của tuyến tụy vào cơ thể những con chuột bệnh tiểu đường để khiến lượng insulin do các tế bào tuyến tụy sản sinh ra gia tăng gấp 2-3 lần. Việc này là để bù đắp cho việc sản sinh insulin thấp hơn hoặc giảm đáp ứng insulin ở những con chuột bị mắc bệnh tiểu đường.
Công bố kết quả nghiên cứu trên ACS Synthetic Biology, các nhà khoa học tuyên bố nồng độ glucose có thể được kiểm soát mà không cần sự can thiệp của dược lý.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng insulin là một loại hormone đóng vai trò trung tâm trong việc kiểm soát mức độ lưu thông glucose - nhiên liệu được các tế bào sử dụng.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), hơn 30 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường. Khi bị bệnh tiểu đường thể 2, dạng bệnh phổ biến nhất, các tế bào cơ thể mất khả năng đáp ứng với insulin và do đó, mức đường huyết có thể ở ngưỡng nguy hiểm và tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để bù đắp.
Khi được điều trị bằng thuốc khiến các tế bào beta tuyến tụy tăng sản xuất insulin hoặc bằng cách tiêm trực tiếp insulin thì ngoài nguồn insulin tự nhiên, việc điều chỉnh lượng đường trong máu là quy trình thủ công.
Các nhà nghiên cứu quyết định phát triển một cách mới để tăng cường sản xuất insulin trong khi duy trì mối liên hệ giữa việc tiết insulin và nồng độ glucose trong máu.
Họ đã đạt được điều này bằng cách sử dụng phương pháp optogenetic (một kỹ thuật sinh học liên quan đến việc sử dụng ánh sáng để kiểm soát các tế bào trong mô sống) dựa trên các protein thay đổi hoạt tính của chúng tùy thuộc vào lượng ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc cấy ghép tế bào beta tuyến tụy vào cơ thể chuột mắc bệnh tiểu đường đã cải thiện sự dung nạp và điều hòa glucose.
Theo An An (SHTT)
https://sohuutritue.net.vn/se-khong-can-toi-thuoc-de-dieu-tri-tieu-duong-trong-tuong-lai-d63165.html