Bánh chưng cắt bỏ phần phần mốc có an toàn
Vào những ngày Tết rất nhiều gia đình thấy bánh chưng để dự trữ ăn dần. Tuy nhiên, thời tiết ẩm, nồm trong những ngày này khiến cho bánh chưng dễ bị mốc. Nhiều gia đình vì thấy bánh chưng mốc những vẫn cố ăn sẽ ảnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tăng nguy cơ có thể mắc bệnh ung thư.
TS. Đặng Thị Thanh Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp cho hay nếu như bánh chưng bị mốc cắt bỏ phần mốc để ăn sẽ rất nguy hiểm.
Bánh bị mốc bên ngoài chỉ một góc nhỏ dù cắt bỏ góc đó đi, độc tố nấm vẫn nằm sâu bên trong bánh. Độc tố nấm chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường và cũng không có cách nào có thể loại bỏ được.
"Đặc biệt độc tố nấm phát triển trên sản phẩm như gạo, bánh chưng rất dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin là 1 loại độc tố nấm gây ung thư gan, dạ dày. Loại độc tố này không thể loại bỏ được bằng nhiệt độ và có thể tích lũy trong con người", TS. Quyên nói.
Còn theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội sau Tết bánh chưng bị mốc là việc rất bình thường, nấm mốc trong bánh chưng không nguy hiểm như trong lạc đậu tương dễ bị nhiễm aflatoxin. Nhưng ăn bánh chưng mốc sẽ có nguy cơ bị ngộ độc.
Bánh chưng đã bị mốc hạn sử dụng cũng đã hết vì vậy mọi người không nên cố ăn, để tránh nguy cơ ngộ độc nguy hiểm tới sức khỏe.
Rau, củ, quả mốc nên vứt bỏ
Trong những ngày Tết một số nhà cũng có thói quen tích chữ rau, củ, quả tươi để dùng dần. Việc bản quản rau củ, quả tươi không đúng cách có thể sẽ khiến cho thực phẩm này dễ bị hỏng do bị thối, mốc. Khi rau, củ, quả bị mốc sẽ sinh ra những độc tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Việt Nam là nước nằm trong đới khí hậu, nhiệt đới thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Trong số các loại nấm tự nhiên, loại nấm có chứa Aflatoxin cực độc cho gan. Loại độc tố tự nhiên có trong nấm, mốc này thường được phát triển.
Nếu như rau, củ đã bị mốc đã nhặt, gọt bỏ phần hỏng đun nấu ở nhiệt độ cao cũng không thể tiêu diệt đượcvi khuẩn nhưng độc tố nấm không thể tiêu diệt được.
"Độc tố nấm khi vào cơ thể nó chỉ bị đào thải 1 phần, phần còn lại sẽ tích lũy.Tới một liều lượng nhất định nào đó nó làm rối loạn quá trình trao đổi chất, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đây cũng là lý do vì sao hiện nay tỷ lệ bệnh ung thư tại Việt Nam tăng nhanh có góp sức một phần của độc tố nấm", TS. Quyên khuyến cáo.
Cũng theo TS. Quyên nếu hành tỏi mọc mần, óp đã hết thời hạn sử dụng. Khi các sản phẩm đã mọc mầm sẽ sinh ra một hợp chất độc gây hại cho cơ thể. Nguyên nhân mọc mầm của hành tỏi thường là do bị nhiễm ẩm.
"Các loại củ khô lạc, tỏi, hành khi nảy mầm tuyệt đối không nên ăn vì tuổi thọ sử dụng của các loại của quả này đã hết. Khi đó, chỉ nên mang ra trồng là tốt. Còn trường hợp hành tỏi bị óp đi là bị nhiễm vi sinh vận cũng không nên cố ăn để tránh ngộ độc", TS. Quyên cho hay.
Theo Ngọc Minh (Soha/Trí Thức Trẻ)