Giấc ngủ chiếm trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tinh thần của con người. Đây là khoảng thời gian then chốt để các mô và cơn quan trong cơ thể tự sửa chữa và điều chỉnh, vì vậy việc thường xuyên thức khuya, chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm giảm khả năng hoạt động của mô và các cơ quan, sinh ra bệnh tật.
Đặc biệt, có nhiều người thường xuyên thức giấc vào 3-4h sáng và sau đó không thể ngủ lại được nữa, theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể do những bệnh lý dưới đây gây ra:
1. Mắc bệnh phổi
Y học Trung Quốc tin rằng khoảng thời gian từ 3-5h sáng là thời điểm mà phổi đang thực hiện chức năng giải độc . Nếu ngày nào cũng thức dậy vào đúng thời gian này kèm các triệu chứng như ho, hắt hơi, nghẹt mũi thì rất có thể phổi của bạn chứa quá nhiều độc tố cần phải thanh lọc...
2. Gan bị tổn thương
Nếu bạn thường xuyên thức dậy lúc 3-4h sáng và khó ngủ trở lại thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương. Khi độc tố trong gan tích tụ quá nhiều, không đào thải kịp thời sẽ gây ra tình trạng thường xuyên thức giấc giữa đêm. Do đó, nếu có hiện tượng mất ngủ vào 3-4 giờ sáng thì bạn cần đi khám để được kiểm tra sức khỏe của gan, tránh để gan bị tổn thương quá nặng dẫn đến viêm gan và một số bệnh khác nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn thường xuyên thức giấc trong thời gian này đồng nghĩa với việc lượng máu cung cấp cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi... không đủ dẫn đến máu lưu thông kém, đây cũng là một cảnh báo của cơ thể.
3. Bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, nhiều bệnh nhân sẽ thức dậy trong khoảng 3-4h sáng, và người ta gọi triệu chứng này là “bình minh tiểu đường”. Vì gần sáng, glucocorticoid trong cơ thể sẽ phản ứng với insulin khiến nó xuống mức thấp nhất.
Trong khi đó, nồng độ insulin ở mức thấp nhất sẽ làm tăng huyết áp, đồng thời gây sụt cân nhanh chóng. Trong trường hợp này, huyết áp không ổn định sẽ khiến dây thần kinh căng thẳng và kích thích vỏ não khiến bạn bị tỉnh giấc. Vì vậy, nếu gặp phải những dấu hiệu này thì tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu.
4. Mắc bệnh thận
Tiểu đêm nhiều lần chính là một triệu chứng của bệnh thận, đồng thời nó cũng gây ra chứng mất ngủ. Nếu ngày nào bạn cũng thức dậy một cách tự nhiên từ 3h đến 4h sáng kèm triệu chứng phù ở chi dưới của mí mắt, hãy cẩn thận với bệnh thận.
5. Bị thiếu máu cơ tim
Khi bạn ngủ sâu, cơ thể sẽ dần dần thư giãn, lưu lượng máu chậm lại và thậm chí nguồn cung cấp máu của tim không đủ. Nếu bạn luôn thức dậy thường xuyên vào lúc 3 hoặc 4 giờ sáng, thì điều này chủ yếu liên quan đến thiếu máu cơ tim, do không cung cấp đủ máu cho cơ tim, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não, khiến não ở trạng thái kích thích tim.
Hầu hết tình trạng này đều liên quan đến tiền thân của bệnh tim. Bạn nên đi khám kịp thời để biết được tình trạng sức khỏe của mình, tuyệt đối không được chủ quan bởi dù sao mất ngủ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ, sắc đẹp và sức khỏe rất lớn.
6. Bước vào thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ khiến nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, gây ra sự khó chịu trong cơ thể, bốc hỏa và mất ngủ có thể xảy ra.
Một số phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh thường dễ tỉnh giấc vào lúc 3-4 giờ sáng và không thể ngủ tiếp được. Điều này sẽ không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn thúc đẩy các rối loạn hệ thần kinh, có khả năng gây ra một loạt các bệnh và đồng thời khiến chị em già đi nhanh chóng. Ở giai đoạn này, chị em nên thực hiện một vài bài tập và kết hợp chế độ ăn để cải thiện giấc ngủ sâu giấc hơn.
7. Trầm cảm
Theo nghiên cứu, có 7% người trưởng thành bị trầm cảm nhưng họ không biết mình bị trầm cảm. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, hầu hết các triệu chứng đầu tiên ở bệnh nhân trầm cảm do căng thẳng quá mức trong thời gian dài kích thích vỏ não là bị mất ngủ và thức giấc sớm vào lúc 3-4 giờ sáng.
Trầm cảm là một vấn đề về tâm thần do rối loạn cảm xúc, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống tinh thần của con người. Một người bị trầm cảm thường có những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tuyệt vọng, thiếu tự tin, cảm thấy bất lực trong thời gian dài và nếu không được can thiệp y khoa sớm rất dễ dẫn đến tự tử.
Vì vậy, bạn cần chú ý duy trì một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ thích hợp, làm việc với cường độ vừa phải, tránh gây áp lực quá lớn lên thần kinh. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy stress, căng thẳng, hức giấc lúc 3-4h sáng mà không ngủ lại được thì bạn nên đi gặp bác sĩ tâm lý sớm.
Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ?
Để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và tránh thức dậy lúc 3 giờ sáng, thuốc ngủ không phải là một giải pháp an toàn. Thay vào đó, bạn hãy áp dụng một số biện pháp sau để có được giấc ngủ ban đêm chất lượng hơn.
- Cố gắng sắp xếp một giờ đi ngủ nhất định vào mỗi đêm và thức dậy ở cùng một thời điểm vào mỗi buổi sáng.
- Ngủ trong không gian thoải mái, tối và yên tĩnh.
- Đảm bảo rằng bạn đã đủ buồn ngủ trước khi đi ngủ và không nằm trên giường từ 20 phút trở lên nếu bạn không thể ngủ được.
- Áp dụng một vài thói quen ban đêm giúp bạn thư giãn như đọc sách hoặc thiền trước khi đi ngủ.
- Tắt màn hình trước khi tắt đèn.
- Tập thể dục đầy đủ trong ngày nhưng tránh tập ngay trước khi đi ngủ.
- Tránh uống đồ uống có chứa caffein vào cuối ngày.
- Ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ.
- Không uống rượu, hút thuốc vào đêm khuya.
- Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ
PN (Nguoiduatin.vn)