5h sáng là thời điểm lý tưởng nhất để thức dậy. Vì dương khí trong cơ thể sinh ra nhiều nhất. Nếu bỏ qua thời khắc này, cả ngày sẽ bị thiếu sức sống, mệt mỏi, buồn ngủ.
1. Căn nguyên của việc con người bị ốm và hồi phục
Trái Đất quay xung quanh mặt trời là quy luật bất biến. Nó không vì ý chí của con người mà thay đổi, nó chỉ vận hành theo quy luật khách quan.
Thời tiết thường thay đổi trước khi cơ thể thay đổi, vì thế chúng không bắt kịp với sự thay đổi của thời tiết nên mới nảy sinh vấn đề. Bệnh tật chính là thứ đến từ sự chênh lệch này.
Đồng thời, việc hồi phục sức khỏe cũng đến từ sự hòa hợp giữa thay đổi của cơ thể và thay đổi của thời tiết.
(Ảnh minh họa) |
2. Hãy xem quy luật vận hành của thời tiết và con người là một
Việc quan trọng nhất chúng ta cần làm là tập thói quen sinh hoạt và cách suy nghĩ để phù hợp với tự nhiên. Mỗi một việc mà chúng ta làm đều phải suy nghĩ "có phù hợp với việc chăm sóc sức khỏe hay không". Suy nghĩ này sẽ dần hình thành thói quen và nó sẽ rất có lợi đối với sức khỏe cả về thể xác lẫn tinh thần, thậm chí là cả công việc.
Một năm có bốn mùa, một ngày là hình ảnh thu nhỏ của một năm. 3 giờ sáng đến 9 giờ sáng là xuân, 9 giờ đến 15 giờ là hạ, 15 giờ đến 21 giờ là thu, 21 giờ đến 3 giờ sáng là đông.
Vào ngày xuân, gan sinh ra dương khí giống như mùa xuân gieo hạt trồng lúa. Đến ngày hạ, dương khí lớn lên ở trong tim, cây lúa phát triển dưới ánh nắng mặt trời. Vào thu, dương khí dần thu về trong phổi, lúa chín vàng đã đến lúc thu hoạch. Đến ngày đông, dưỡng khí nằm hoàn toàn ở trong thận. Thóc đã thu hoạch được đóng túi nhập kho.
Năm sau lại lặp lại quy trình như vậy. Đây là quá trình sinh trưởng thu cất một ngày của dương khí. Nó giống như một vòng tuần hoàn, một khâu nào đó bị thiếu cũng sẽ không có được mùa vàng bội thu.
Vậy trong cuộc sống thường nhật, nguyên nhân khiến chúng ta mất mùa, cơ thể thường xuyên cảm thấy khó chịu rốt cục ở khâu nào sau đây có vấn đề.
a. Thức dậy lúc 5 giờ sáng đáng giá "ngàn vàng"
Một năm có 24 tiết khí, một ngày chính là hình ảnh thu nhỏ của một năm, cũng chính là có 24 tiết khí. 3 giờ là lập xuân, 4 giờ là vũ thủy, 5 giờ là kinh trập. "Trập" nghĩa là động vật ngủ đông. "Kinh trập" có nghĩa là trong tiết khí này động vật đang ngủ đông bị giật mình tỉnh giấc. Động vật có thể cảm nhận được sự thay đổi dương khí giữa trời và đất, cho nên chúng đều tỉnh dậy.
Con người cũng là động vật cấp cao, nhưng cái tôi của chúng ta quá lớn nên đã làm yếu đi cảm giác đối với tự nhiên. Người mẫn cảm khoảng 5 giờ sáng sẽ tỉnh giấc, nếu không tỉnh dậy thì cũng không ngủ ngon được, còn người không mẫn cảm thì vẫn ngáy.
Trạng thái ngủ đông của cơ thể con người là gì? Chính là dương khí cả một đêm ngủ đông. Nói cách khác kinh trập 5h sáng, dương khí trong cơ thể phải sinh ra, giống như hoàn thành gieo hạt giống vào mùa xuân vậy. Nó được sinh ra như thế nào? Chỉ có một cách là phải thức dậy vào lúc 5 giờ, hơn nữa sau khi dậy cần phải vận động.
Khi vận động dương khí trong cơ thể sẽ được sinh ra. Có thể 1 phút trước khi còn nằm trên giường cảm thấy rất buồn ngủ, còn đấu tranh tư tưởng dậy hay không, nhưng 1 phút sau khi thực sự thức dậy làm vài động tác vận động cái cảm giác buồn ngủ bỗng nhiên biến mất. Tại sao vậy, đó là vì dương khí đã được sinh ra.
b. Ngủ bao nhiêu là nhiều, bao nhiêu là ít?
"Nhiều" và "ít" là từ chỉ cùng một sự việc, chỉ có điều khác tên mà thôi, mấu chốt là bạn nhìn nó ở góc độ nào.
Một chiếc đũa, nhìn dọc là một điểm, nhưng nếu nhìn ngang thì lại là một đường thẳng. Rốt cục điểm là chiếc đũa hay đường thẳng là chiếc đũa vậy? Cả hai đều đúng. Vậy nếu 5 giờ không dậy thì là nhiều hay là ít? Nói về góc độ thời gian thì là nhiều, còn nói về góc độ sinh ra và thu về của dương khí thì là ít.
Cho nên nhiều ít, được mất là một cặp mâu thuẫn đối lập thống nhất. Chúng đồng thời cùng tồn tại, quan trọng là bạn hy vọng nhận được gì và mất gì mà thôi.
Không phải dậy càng muộn thì càng cảm thấy mệt hơn. Không dậy sớm dương khí sẽ không được sinh ra, người sẽ mệt mỏi. Khi mệt mỏi sẽ sinh ra cáu gắt vì dương khí bị dồn nén thành hỏa khí.
c. Cách giải quyết mất ngủ chính là dậy sớm
Nhiều người nghĩ ngủ sớm sẽ rất khó ngủ được, một trong những cách giải quyết chính là dậy sớm. Ngủ sớm không do bản thân quyết định, nhưng dậy sớm thì có thể tự chủ. Khi bạn dậy sớm, nghỉ trưa nửa tiếng, buổi chiều sẽ cảm thấy sảng khoái, buổi tối sẽ buồn ngủ sớm.
Khi buổi tối bạn không buồn ngủ, buổi sáng sẽ không dậy nổi và cứ ở mãi trong vòng luẩn quẩn này. Vậy phải làm thế nào mới thoát khỏi nó? Đó chính là dậy sớm.
Cách giải quyết mất ngủ chính là dậy sớm |
Lưu ý: Ngủ không phải là vấn đề thời gian. Nó là vấn đề một khoảng thời gian. 9 giờ tối đến 3 giờ sáng là khoảng thời gian trời đất nạp năng lượng cho cơ thể nếu như bạn kịp ngủ vào khoảng thời gian này. Còn nếu ngủ muộn thì chỉ bổ sung được một ít, còn nếu không kịp thì chẳng được chút gì.
d. Cách chữa bệnh ngủ muộn chính là dậy sớm
Buổi tối không ngủ là hao tổn dương khí. Buổi sáng không dậy là giết bỏ dương khí. Nói một cách đơn giản, buổi tối không ngủ giống như mùa đông bỏ đi lương thực trong nhà. Cách cứu chữa duy nhất chính là đến mùa xuân vất vả lao động lại, gieo hạt giống, hy vọng đến mùa thu được mùa to, đó chính là dậy sớm. Nhìn thì giống như là chuyện mâu thuẫn, thực ra không mâu thuẫn chút nào.
e. Dậy sớm chỉ là chuyện của 1 phút
Điều này nghe thì thấy không thể nào, thực ra rất đơn giản, bạn có thể làm thử. 5 giờ bạn dậy chỉ là trong vài phút trước khi dậy trong lòng có sự mâu thuẫn: Dậy hay không dậy? Dậy thôi. Nhưng buồn ngủ quá? Không dậy nữa.
Nhưng nếu không dậy lại không tốt cho sức khỏe. Khi bạn thực sự dậy, vận động nhẹ nhàng như đi lại, vươn vai người bạn sẽ cảm thấy cơn buồn ngủ hoàn toàn biến mất và cảm thấy cơ thể nhẹ nhõm, sảng khoái.
Rất nhiều người không hiểu rằng dậy sớm sẽ tăng khí gan. Nếu bạn thử dậy sớm một lần thì sẽ hiểu. 5 giờ sáng bạn vẫn ngủ trên giường hoặc cho dù đã thức giấc nhưng vẫn không ra khỏi giường, đây chính là biểu hiện khí gan không tăng hoặc là biểu hiện dương khí không tăng.
Nhưng 5 giờ bạn dậy, vận động cơ thể trong người lập tức không còn thấy buồn ngủ. Tại sao vậy, đó là vì dương khí trong cơ thể bạn đã tăng lên cùng với sự vận động của bạn.
5 giờ là kinh trập, ý nghĩa của kinh trập chính là thời điểm động vật ngủ đông bắt đầu hoạt động. Trong cơ thể con người cũng như vậy, đây chính là lúc dương khí bắt đầu trào dâng. Bạn dậy sớm, dương khí có thể tăng phát ra và không còn buồn ngủ nữa. Nhưng nếu 5 giờ sáng bạn không dậy, khí gan không phát ra cho nên bạn mới buồn ngủ.
Những người dậy lúc 5 giờ sáng, buổi trưa tốt nhất nên nghỉ ngơi một chút. Thứ nhất giúp dưỡng tâm, thứ hai giúp buổi chiều có tinh lực dồi dào.
f. Ngủ là vấn đề của các mốc thời gian
Ngủ không phải là vấn đề thời gian ngắn hay dài mà là vấn đề một khoảng thời gian. 9 giờ tối đến 3 giờ sáng là đông, đông đến thì phải trú ẩn. Dương khí cũng sẽ đi vào thời kỳ ngủ đông do đó đây chính là khoảng thời gian vàng để đi ngủ.
Rất nhiều người có cảm giác thời gian ngủ từ tối đến sáng rất ngắn, nếu ngủ ban ngày lại thấy thời gian ngủ dài hơn, nhưng bừng tỉnh dậy thấy chỉ mới có 2, 3 tiếng.
Đó là do khi ngủ vào buổi tối, mặt trời ở dưới trái đất, trên là dương, dưới là âm. Nổi lên là dương, chìm xuống là âm, dương khí của con người chìm xuống thuộc âm cho nên thời gian con người ngủ để nạp năng lượng hội tụ âm sẽ dài. Con người sẽ ngủ ngon và sâu hơn.
Nếu như hiểu và làm theo những điều này bạn sẽ nắm được 70% khả năng khỏe mạnh và sống thọ.
Theo Hương Nguyễn (Soha/Trí Thức Trẻ)