Theo Tiến sĩ La Đại Luân, phụ nữ có 5 sai lầm nghiêm trọng gây ra thiếu máu. Nếu sửa được, họ sẽ trở thành một người khác. Cách bổ sung khí huyết không khó, nhưng vì chúng ta lười.
Các chuyên gia Đông y cho rằng, một trong những nguyên nhân đầu tiên chính là cơ thể họ bị thiếu khí huyết, nhưng đa số mọi người lại không biết nguyên nhân và cách khắc phục.
Theo tiến sĩ Đông y nổi tiếng Trung Quốc, La Đại Luân, có 5 thói quen xấu khiến phụ nữ bị thiếu khí huyết, muốn lấy lại sức khỏe, trước hết phải thay đổi ngay những nhược điểm này.
5 thói quen xấu, lặng lẽ "hút" hết khí huyết của phụ nữ
1. Ăn uống thất thường, ăn thực phẩm lạnh
Nhiều người không có thói quen ăn uống lành mạnh, nếu sáng sớm vội vàng thì sẽ nhịn ăn sáng hoặc ăn qua loa, có ăn cũng như không. Buổi tối rảnh rỗi thì lại ăn quá nhiều. Điều này vô tình làm tổn thương dạ dày và rối loạn các cơ quan tiêu hóa, từ đó cơ thể hấp thụ thực phẩm khó khăn, dẫn đến thiếu máu.
Ngoài ra, nhiều người có sở thích ăn uống các món ăn lạnh trong suốt mùa hè, thậm chí ăn uống thường xuyên như một thói quen. Sau khi ăn đồ lạnh, để nâng cao nhiệt độ của thức ăn đó cho phù hợp với nhiệt độ "nền" của cơ thể, các cơ quan liên quan trong cơ thể phải dùng đến dương khí để điều chỉnh nhiệt độ, từ đó khiến cơ thể thất thoát khí, tiêu hao máu.
Nếu cứ tiếp tục như vậy trong thời gian dài, sẽ làm cho hệ tuần hoàn phải liên tục vận hành, dương khí trong cơ thể trở nên suy kiệt, sẽ xuất hiện hiện tượng khí huyết vận hành không trơn tru, chức năng các cơ quan nội tạng bị rối loạn, một loạt các bệnh sẽ xuất hiện.
2. Làm việc quá sức, suy nghĩ quá nhiều
Liệu mệt mỏi hay làm việc quá sức có ảnh hưởng gì đến khí huyết hay không? Câu trả lời đương nhiên là có, ảnh hưởng không hề nhỏ.
Cuộc sống hiện đại với guồng quay nhanh khiến cho phụ nữ có nhiều áp lực. Để nâng cao chất lượng sống thì phụ nữ không ngừng phải đấu tranh giữa việc nghỉ ngơi bảo vệ sức khỏe và nỗ lực hết sức để kiếm tiền và tìm những cơ hội phát triển bản thân.
Khi cơ thể phải chịu đựng sự căng thẳng đó trong thời gian dài sẽ dẫn đến mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần, từ đó tổn thương đến khí huyết, cơ thể dần dần suy nhược, các mạch máu trên cơ thể vận hành khó khăn, chức năng nội tạng giảm, khả năng miễn dịch kém, khả năng đối phó với hoàn cảnh bên ngoài sa sút dần, các bệnh mãn tính bắt đầu xuất hiện.
Vì thế, để không làm tổn hại quá lớn đến sức khỏe, phụ nữ nên ý thức nhiều hơn đến việc điều chỉnh nhịp sinh hoạt hợp lý, có làm việc, có nghỉ ngơi.
3. Thức khuya, mất ngủ, ngủ nướng
Chúng ta đều biết rằng thức khuya hay mất ngủ đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đầu tiên là tổn thương khí huyết, sau đó ảnh hưởng đến dung nhan. Vì vậy, chuyên gia thường cho rằng, giấc ngủ ngon chính là loại mỹ phẩm tốt nhất của phụ nữ.
Dù bận cỡ nào, từ 11h đêm đến 1h sáng bạn đều phải cho cơ thể ở trong trạng thái ngủ sâu. Đây là thời gian não, cơ quan nội tạng và toàn bộ cơ thể cần nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc, từ đó tái tạo và hồi sinh năng lượng mới.
Nếu trong quãng thời gian này mà bạn chưa ngủ, thì vô tình đã làm tổn thương khí huyết nghiêm trọng. Thức khuya càng nhiều, tỉ lệ người mắc bệnh thiếu máu càng cao, một loạt các bệnh xuất phát từ nguyên nhân khí huyết suy nhược cũng sẽ bắt đầu tìm đến bạn.
4. Lười vận động, không chỉ da mặt xấu, mà còn đau bụng kinh
Bạn phải công nhận một thực tế rằng, những người yêu thích hoạt động lúc nào cũng tươi tắn hồng hào, khuôn mặt rạng rỡ, làm việc hăng hái. Còn những người ngồi yên một chỗ thường mệt mỏi chán nản, dễ buồn ngủ, sắc mặt xanh xao, tinh thần uể oải.
Đơn giản là vì khi cơ thể hoạt động, khí huyết sẽ vận hành trơn tru. Còn người ngồi yên, khí huyết sẽ đình trệ. Đó là nguyên nhân khiến cho sự khác biệt giữa người vận động và người ngồi im càng ngày càng có khoảng cách rất lớn.
Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ làm việc trong văn phòng thường muốn theo đuổi một hình ảnh hoàn hảo, mặc váy ngắn ngồi cả ngày trong phòng điều hòa mát lạnh, họ không biết rằng đây chính là nguyên nhân khiến máu ứ đọng trong tử cung, cơ thể lạnh và khí huyết ngưng trệ, gây ra đau bụng kinh.
Nếu chị em thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa, môi trường thiếu khí sẽ dẫn đến các mạch máu bị cản trở, không thể di chuyển thuận lợi, cái gì không thông thì sẽ bị đau, bệnh đau bụng kinh càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
5. Tâm trạng xấu, suy nghĩ tiêu cực, thái độ bi quan
Cảm xúc là yếu tố rất dễ bị mọi người coi nhẹ, thậm chí bỏ qua. Trên thực tế, nếu một người luôn luôn hờn dỗi, tức giận, mặt nặng mày nhẹ thì sẽ rơi vào trạng thái thiếu hụt khí huyết.
Điều này bạn có thể không cần đến ý kiến chuyên gia cũng có thể tự nhìn thấy, khi tức giận thì khí huyết sẽ có vấn đề, điều đó là đương nhiên không phải chứng minh.
Những dấu hiệu dễ nhận biết của chứng thiếu máu |
Cơ thể muốn vận hành được là nhờ thông qua máu để vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác nhau, nuôi dưỡng các cơ quan lục phủ, ngũ tạng.
Khi khí huyết đầy đủ, cơ thể nam giới sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng, khí huyết sung mãn, năng lượng tràn trề, tinh lực dồi dào, mắt sáng và tai thông. Còn phụ nữ khi đủ khí huyết, sẽ rạng rỡ như một bông hoa vừa nở, sắc mặt tươi tắn, làn da sáng mịn, rạng rỡ.
Ngược lại, nếu bị thiếu máu, thường có các dấu hiệu như tay chân lạnh, sắc mặt chuyển vàng hoặc trắng bệch, da khô, tàn nhang, mất ngủ, tóc khô rụng chẻ ngọn, tứ chi suy nhược, các cơ quan khác trong cơ thể dễ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng…
Đa số những người mắc chứng thiếu máu đều rơi vào trạng thái nửa khỏe nửa yếu, vừa cảm giác có bệnh lại đồng thời thấy không có bệnh. Về lâu dài, nếu không phát hiện và bổ sung khí huyết kịp thời, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống, đời sống vợ chồng giảm và trực tiếp ảnh hưởng đến tương lai sinh đẻ và con cái.
Nếu nghi ngờ, hãy đi khám để biết bạn có thực sự thiếu máu không, thiếu ở mức độ nào.
Cách khắc phục, bổ sung khí huyết
Cách bổ sung khí huyết thực ra lại rất đơn giản. Điều đầu tiên bạn cần làm là thay đổi các thói quen xấu đã nêu ở trên. Không "triệt tiêu" khí huyết theo cách đó thì đã mang lại rất nhiều ưu điểm. Cách ghi nhớ đơn giản:
Bài thuốc Đông y cổ xưa nổi tiếng để bổ khí huyết
Theo Tiến sĩ La Đại Luân, từ thời xa xưa, Đông y đã có bài thuốc bổ khí huyết nổi tiếng, nếu sau khi bạn đã áp dụng hết các giải pháp trên mà vẫn thiếu máu, thì có thể nghiên cứu áp dụng giải pháp này.
Bài thuốc được làm từ 2 loại dược liệu phổ biến là long nhãn khô và tây dương sâm.
Vị thuốc này được một chuyên gia Đông y nổi tiếng từ thời nhà Thanh Trung Quốc, Vương Mãnh Anh viết trong cuốn sách "Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ" rằng, nó có tác dụng bổ huyết tuyệt đỉnh, sau đó được Tiến sĩ La Đại Xuân nghiên cứu kế thừa và công bố công thức làm thuốc trên kênh truyền hình trung ương Trung Quốc trong chương trình "Bách Gia Giảng đàn".
Nguyên liệu: Thịt long nhãn khô và Tây dương sâm (nghiền thành bột để dễ hấp thu) dùng tỉ lệ 10:1
Trong đó, thịt long nhãn có tác dụng bổ huyết, Tây dương sâm có tác dụng bổ khí. Khi kết hợp lại nấu thành cao rồi ăn có tác dụng chung là bổ khí huyết.
Long nhãn (Ảnh minh họa) |
Tây dương sâm (Ảnh minh họa) |
Cách chế biến:
- Dùng 300 gram thịt nhãn (trọng lượng có thể được thiết lập riêng của họ) rửa qua với nước ấm, ngâm khoảng 5-10 phút, để làm cho thịt long nhãn mềm ra.
- Khi thịt long nhãn nở mềm, có thể khuấy cho nhuyễn như bột làm bánh, khi tiếp xúc với hơi nóng có thể biến thành màu hơi đen.
- Cho bột tây dương sâm vào bát long nhãn, trộn nhuyễn thành hỗn hợp sệt. Nếu muốn dễ ăn và điều vị thì nên thêm 1 chút đường trắng (hoặc khi uống tự thêm đường sau cũng được).
- Để nguyên hỗn hợp trong bát, cho vào nồi hấp cách thủy ít nhất 10 tiếng, nếu có điều kiện tốt nhất là hấp (không cần liên tục) trong 40 giờ. Hấp thành cao xong, có thể lấy ra cất vào tủ bảo quản ăn dần.
Nhiều độc giả hỏi vì sao phải hấp lâu như vậy, trong sách đã dẫn, chuyên gia Vương Mãnh Anh nói, người xưa còn để trong nồi nấu cơm, mỗi lần nấu cơm lại hấp vào, hấp đến cả trăm lần mới xong. Người bận rộn có thể rảnh lúc nào hấp lúc đó, không cần hấp liên tục.
Hỗn hợp thuốc sau khi chế biến hoàn thiện (Ảnh minh họa) |
Lưu ý: Vị thuốc này quý, nhưng long nhãn thuộc tính nóng, ăn nhiều dễ gây bốc hỏa. Vì vậy, khi hấp tới 40 giờ là để cho tính nóng của nhãn giảm bớt, trở về trạng thái cân bằng, lúc này ăn vào hiệu quả sẽ càng cao, không bị nóng, nhưng vị sẽ hơi đắng, màu sắc đen.
Cách uống: Mỗi ngày lấy một thìa nhỏ, hòa vào trong cốc nước rồi uống. Nên uống 2 lần, sáng và tối.
Bài thuốc này có tác dụng bổ khí huyết. Những người thiếu máu, thiếu sức sống, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, ăn xong sẽ cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Nhiều người sẽ tránh được bệnh mệt mỏi, thở gấp, đau đầu, mất ngủ, mộng mị, khí sắc kém.
Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)