Thận giống như một máy lọc trên cơ thể, chức năng cơ bản của nó là sản xuất nước tiểu và đào thải các chất chuyển hóa, chất độc ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Trải qua quá trình hấp thu, thận giúp giữ lại nước hữu ích và các chất khác, chẳng hạn như protein, kali, natri bicarbonat và glucose, có thể điều chỉnh cân bằng nước và điện giải, duy trì cân bằng axit-bazơ.
Ngoài ra, thận còn có chức năng nội tiết, có thể sản xuất renin, prostaglandin và erythropoietin,... để duy trì môi trường bên trong cơ thể ổn định và khiến quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. Tuy nhiên, thận là một cơ quan rất mỏng manh, việc ăn uống quá độ, ăn uống thiếu chất, cơ thể béo phì và lạm dụng thuốc đều có thể gây hại cho thận, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thận nguy hiểm.
Thông qua 4 bộ phận dưới đây, cũng giúp bạn biết cơ thể có nguy cơ mắc bệnh thận
1. Chân tay
Thận có thể duy trì sự cân bằng của nước, chất điện giải và chuyển hóa axit-bazơ. Khi thận hoạt động không bình thường, có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nước, khiến nước không đào thải ra ngoài kịp thời, gây ra hiện tượng phù nề. Chân tay là bộ phận cuối cùng của cơ thể, so với các bộ phận khác thì quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu diễn ra chậm hơn nên phù chân tay là biểu hiện đầu tiên.
2. Tai
Theo quan điểm của y học Trung Quốc, thận mở ra tai, và tai là biểu tượng của thận. Người có chức năng thận kém thì tai trắng nhợt, dái tai hơi nhỏ, vành tai đen.
3. Lưỡi
Thận hư là bệnh không mong muốn nhất đối với nam giới. Nó không chỉ gây ra rất nhiều khó chịu về thể chất, mà còn gây rối loạn chức năng tình dục. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng thận hư được chia thành thận dương hư và thận âm hư . Thận dương hư có thể khiến lưỡi to, nhẵn và lớp phủ lưỡi có màu trắng , thận âm hư có thể làm cho lưỡi của bệnh nhân có màu đỏ và không có lớp phủ.
4. Nước tiểu
Nước tiểu được sản xuất trong thận, có thể loại bỏ độc tố và chất thải trao đổi chất ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi thận hoạt động không bình thường thì khả năng lọc máu của thận bị suy giảm dẫn đến hiện tượng nước tiểu bất thường như protein niệu, nước tiểu có nhiều bọt. Đồng thời, tần suất tiểu đêm tăng lên, màu sắc nước tiểu thay đổi, có thể tiểu máu ở những trường hợp nặng.
Làm thế nào để chăm sóc thận tốt nhất, tránh nguy cơ mắc bệnh thận?
1. Uống nhiều nước: Xây dựng thói quen chủ động uống nước, uống nhiều nước có thể thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu, đẩy nhanh quá trình thải chất thải và độc tố trao đổi chất, giảm gánh nặng cho thận. Không được nhịn tiểu, nhịn tiểu sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của thận, khiến nước tiểu bị tái hấp thu và có thể gây nhiễm trùng hệ tiết niệu và viêm thận.
2. Không thức khuya: Thức khuya đã trở thành vấn đề phổ biến của con người hiện đại, thiếu ngủ lâu dài có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường, gây rối loạn nội tiết, nguy hiểm đến sức khỏe của thận. Vì vậy, bạn nên duy trì chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, phải ngủ trước 23h và ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày.
3. Ăn ít các loại thực phẩm có vị nặng: Mặc dù đồ ăn cay nhiều muối, nhiều dầu, nhiều đường, ngon đến mức khiến người ta ứa nước miếng. Nhưng thỏa mãn vị giác cũng có thể gây hại cho thận, vì những thực phẩm trên có thể gây ra huyết áp cao, lipid máu cao, đường huyết cao, điều này xảy ra khiến thận là cơ quan đích và gây ra bệnh thận.
Lời khuyên
Nếu bạn cũng có 4 triệu chứng trên thì không nên uống thuốc và hãy đến bệnh viện để khám các bệnh liên quan đến thận kịp thời. Từ bỏ mọi hành vi có thể gây hại cho thận, không thể dùng thuốc một cách mù quáng, nhất là các thuốc gây hại cho thận.
Thay đổi thói quen xấu, chú ý chế độ ăn uống nhạt, giữ thái độ lạc quan, tập thể dục nhiều hơn để tăng cường thể lực, đảm bảo ngủ đủ giấc, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Tích cực điều trị các bệnh có thể gây hại cho thận như viêm gan B, tiểu đường, cao huyết áp. Ngoài ra, cần đến bệnh viện để xét nghiệm nước tiểu định kỳ để nắm rõ chức năng thận.
Nguồn: QQ
Theo Hà Vũ (Trí Thức Trẻ)