Nước mía được người Ấn Độ ví như 'mỏ vàng' của sức khỏe nhưng có 6 kiểu uống khiến nó trở nên độc hại

26/04/2021 09:43:28

Nước mía tốt như vậy nhưng dùng như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất là điều không phải ai cũng biết.

Với người Ấn Độ, nước mía là một trong những thức uống phổ biến nhất, thậm chí họ còn coi loại đồ uống này là "mỏ vàng" của sức khỏe. Ayurved (một hệ thống y học Hindu truyền thống có nguồn gốc từ Ấn Độ) thường xuyên sử dụng nước mía trong việc điều trị bệnh.

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ Rujuta Diwekar khuyên bạn nên uống nước mía ít nhất 3 lần một tuần để giải độc cơ thể. Ngoài ra, nó còn có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu, giảm đầy hơi và giúp thận hoạt động tốt hơn.

Nước mía được người Ấn Độ ví như 'mỏ vàng' của sức khỏe nhưng có 6 kiểu uống khiến nó trở nên độc hại

Nước mía cũng được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh vàng da vì nó chứa nhiều chất điện giải, giúp thúc đẩy hoạt động bình thường của gan; rất tốt cho da, vì các axit alpha hydroxy có trong nó ngăn ngừa mụn trứng cá và mang lại cho bạn một làn da mềm mại.

Tốt như vậy nhưng dùng như thế nào để nó đem lại hiệu quả cao nhất là điều không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số sai lầm uống nước mía cần phải tránh.

6 kiểu uống nước mía có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, gây tăng cân

1. Người có đường ruột yếu vẫn uống nhiều nước mía

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, mía vị ngọt, tính mát, nhược điểm của mía hay nước mía là có hàm lượng đường rất cao nên những đối tượng có đường ruột yếu, thường xuyên đầy bụng và đi ngoài phân lỏng thì không nên sử dụng nhiều, nếu không sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nước mía được người Ấn Độ ví như 'mỏ vàng' của sức khỏe nhưng có 6 kiểu uống khiến nó trở nên độc hại - 1

2. Uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc

Trong mía có chứa chất policosanol làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Điều này là do thành phần trong những loại thuốc trên có thể cản trở tác dụng của policosanol, khiến việc sử dụng nước mía không còn nhiều ý nghĩa.

3. Vẫn uống nước mía khi đang muốn giảm cân

Nước mía có tới 70% là đường, còn lại là chất béo, đạm... vì thế nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì cần loại bỏ thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn kẻo có thể gây tăng cân nhanh.

Nước mía được người Ấn Độ ví như 'mỏ vàng' của sức khỏe nhưng có 6 kiểu uống khiến nó trở nên độc hại - 2

4. Bà bầu không nên dùng quá nhiều

Bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía vì thành phần cơ bản của nó là đường, nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

5. Uống nước mía đã để lâu

Chuyên gia dinh dưỡng Rujuta Diwekar cho biết, nước mía nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện kém vệ sinh, vi sinh vật gây bệnh rất dễ phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc. 

Ngoài ra, nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh rồi uống vào có thể gây rối loạn tiêu hóa. Chính vì thế mọi người tốt nhất nên uống nước mía khi vừa ép xong; tránh uống nước mía đóng chai vì chúng có thể chứa nhiều chất phụ gia, đường và ít dinh dưỡng hơn.

Nước mía được người Ấn Độ ví như 'mỏ vàng' của sức khỏe nhưng có 6 kiểu uống khiến nó trở nên độc hại - 3

6. Bệnh nhân tiểu đường không nên dùng

Như đã nói ở trên, nước mía là thức uống siêu ngọt, 70% là đường vì vậy bệnh nhân tiểu đường không nên dùng thức uống này để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định.

Uống nước mía như thế nào là tốt nhất?

Rujuta Diwekar khuyên mọi người nên uống nước mía vào trước buổi trưa sẽ tốt cho đường ruột và có ích trong việc bồi bổ năng lượng. Người trưởng thành khỏe mạnh có thể uống nước mía với liều lượng là 100 - 200ml/ngày.

Theo Tiểu Vy (Pháp Luật & Bạn Đọc)

Nổi bật