Nữ sinh 20 tuổi chết vì bệnh tiểu đường, bác sĩ tiếc nuối: Tất cả chỉ do 'thiếu hiểu biết'

19/12/2020 16:27:42

Ngày nay, ai cũng muốn có chất lượng cuộc sống cao hơn, nhưng nhiều người không thể thoát khỏi những rắc rối của bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiểu đường, mỡ máu và huyết áp đang rất phổ biến.

Trong số đó có một căn bệnh mãn tính gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, và đó là bệnh chuyển hóa - bệnh tiểu đường, đã khiến hàng triệu người phải chịu đựng những nỗi đau lớn về tinh thần và thể chất. Vì vậy, trong lúc này, việc phòng chống bệnh tiểu đường đã trở thành vấn đề cần giải quyết cấp bách.

Chia sẻ một trường hợp: Một nữ sinh viên đại học 20 tuổi, ở Trùng Khánh, Trung Quốc đã mất đi sinh mạng quý giá vì không kiểm soát được lượng đường trong máu, theo thời gian, đường huyết tăng cao dẫn đến biến chứng tiểu đường.

Nữ sinh 20 tuổi chết vì bệnh tiểu đường, bác sĩ tiếc nuối: Tất cả chỉ do 'thiếu hiểu biết'
Ảnh minh họa

Thực tế sự việc là như thế này, nguyên nhân khiến nữ sinh viên trẻ mất kiểm soát đường huyết là do thói quen sinh hoạt không tốt, trong thời gian học đại học, cô ăn rất nhiều thực phẩm theo khẩu vị yêu thích, khiến đường huyết tăng cao. Đặc biệt vì không biết mình bị tiểu đường, đường huyết tăng trong thời gian dài khiến cô gái bị biến chứng tiểu đường, gây ra sự việc đáng tiếc.

Cuối cùng bác sĩ cũng tìm ra "thủ phạm" khiến đường huyết tăng cao sau khi nghe những chia sẻ của những người bạn cùng phòng của cô gái, qua đó đủ thấy tầm quan trọng của chế độ ăn uống.

Bác sĩ: 3 loại thực phẩm dưới đây dùng như cơm bữa, cảnh báo đường huyết tăng cao

1. Ăn đồ ăn nhanh

Nữ sinh 20 tuổi chết vì bệnh tiểu đường, bác sĩ tiếc nuối: Tất cả chỉ do 'thiếu hiểu biết' - 1
Ảnh minh họa

Đồ ăn nhanh thật cám dỗ, đặc biệt là khi bạn đang đói. Nhưng hầu hết các loại đồ ăn nhanh có lượng chất béo, calo và muối cao, tất cả các yếu tố đó đều làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường typ 2, giảm khả năng giảm cân thành công và khiến đường máu của bạn tăng vọt. Một nghiên cứu năm 2011 thấy rằng ăn một bữa ăn đồ ăn nhanh đầy dầu mỡ làm tăng mức đường máu lên đến 32% ở những người khỏe mạnh không mắc tiểu đường.

Đồ ăn nhanh nhiều muối cũng có thể làm tăng huyết áp, điều đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị tiểu đường – những người mà theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho rằng dễ tử vong hơn bởi các bệnh tim mạch 2-4 lần so với những người không mắc bệnh.

2. Mì gói

Nữ sinh 20 tuổi chết vì bệnh tiểu đường, bác sĩ tiếc nuối: Tất cả chỉ do 'thiếu hiểu biết' - 2
Ảnh minh họa

Mì ăn liền là loại thực phẩm hầu hết các bạn sinh viên đều ăn, là một bữa ăn nhanh gọn, tiện lợi. Tuy nhiên, mì gói được chế biến từ tinh bột tinh chế, tinh bột tinh chế đã loại bỏ chất xơ hòa tan, từ đó khiến đường được hấp thu vào máu dễ dàng hơn. Điều này cũng khiến cho chỉ số đường huyết thực phẩm GI của chúng cao hơn so với gạo trắng.

3. Đồ uống có ga

Nữ sinh 20 tuổi chết vì bệnh tiểu đường, bác sĩ tiếc nuối: Tất cả chỉ do 'thiếu hiểu biết' - 3
Ảnh minh họa

Mọi người đều thích uống đồ uống có ga, đặc biệt trong một số cuộc tụ họp, nó là một trong những thức uống được gọi nhiều nhất. Tiêu thụ nước ngọt có ga có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, sau đó thường tiến triển đến trục trặc về chuyển hóa đường cũng như năng lượng.

Nghiên cứu của Trường Y tế công Harvard chỉ ra rằng uống từ một đến hai lon đồ uống có đường mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng. Uống một lần mỗi ngày làm tăng nguy cơ 15%. Đối với nhữn người mắc bệnh tiểu đường, nếu uống nhiều có thể khiến đường huyết tăng cao, gây biến chứng tiểu đường, nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.

Nếu ăn quá nhiều ba loại thực phẩm trên sẽ gây hại cho cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tốt hơn hết là bạn nên ăn ít lại.

Nhóm nguy cơ cao bị đường huyết cao là ai?

- Những người thường không thích thể thao

- Những người thường xuyên ăn quá no

- Những người thích ăn đồ ngọt

- Những người hay nổi cáu

- Những người bị thiếu ngủ trầm trọng

- Những người thường lạm dụng các loại thuốc

Triệu chứng khi đường huyết cao

Nữ sinh 20 tuổi chết vì bệnh tiểu đường, bác sĩ tiếc nuối: Tất cả chỉ do 'thiếu hiểu biết' - 4
Ảnh minh họa

Cơ thể sẽ báo động cho bạn biết khi mức đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép thông qua các triệu chứng, dấu hiệu sau:

- Mắt nhìn kém hơn

- Các vết thương, vết loét chậm lành

- Tê bì chân tay, bứt rứt trong bắp thịt

- Thường xuyên đi tiểu, nhất là tiểu đêm

- Dễ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, nấm ngứa

- Da dễ bị sậm màu ở vùng nách, cổ, bẹn, khủy tay chân

- Thường xuyên đau đầu, mệt mỏi không rõ nguyên nhân

- Có cảm giác đói bụng và khát nước thường xuyên, thèm đồ ngọt

Làm thế nào để hạ đường huyết một cách khoa học?

Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Ăn nhiều các loại rau chứa nhiều chất xơ. Cắt giảm tinh bột và đường như bánh mì trắng, bánh kẹo, nước ngọt.

Tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể chọn các dạng bài tập lý tưởng là nâng tạ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, leo núi, bơi lội… Thói quen tập thể dục cũng sẽ giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, từ đó kiểm soát đường huyết trong máu tốt hơn và giảm nguy cơ tiểu đường chuyển biến xấu.

Ngủ đủ giấc: Tình trạng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến đường huyết và độ nhạy cảm của insulin. Chưa kể, cảm giác thiếu ngủ sẽ khiến bạn bị kích thích cảm giác thèm ăn, khả năng cao sẽ dẫn tới sự tiêu thụ quá thừa năng lượng và tăng cân không kiểm soát.

Theo H.V (Pháp Luật & Bạn Đọc)