Cô Che năm nay 38 tuổi, đã tự kinh doanh nhiều năm và cũng có tiếng trong lĩnh vực quần áo. Dù rất vất vả để làm việc chăm chỉ, nhưng cô có thể yên tâm tiêu số tiền mình kiếm được. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài mạnh mẽ của người phụ nữ này cũng có những nỗi buồn phiền, kể từ khi chồng cô qua đời cách đây 2 năm, cô Che bị chứng mất ngủ, nên cả đêm thường xuyên không ngủ được.
Cũng như nhiều người, khi không thể ngủ được, cô Che cũng lấy điện thoại ra để xem, thói quen này kéo dài đến nay đã cả nửa năm. Nhưng thời gian gần đây, cô thấy cơ thể luôn bứt rứt, tiết nhiều dịch ở vùng kín, vùng hạ vị có mùi khó chịu nhưng cô cứ lần lữa không chịu đi khám. Chỉ sau khi bất ngờ ngất xỉu trong văn phòng, cô Che mới được đưa đến bệnh viện và nhận kết quả chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung.
Thực tế, ung thư cổ tử cung có liên quan đến nhiễm vi rút HPV, khiến khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút. Trong trường hợp của cô Che, việc cơ thể thiếu ngủ lâu ngày và rối loạn chuyển hóa khiến cổ tử cung đề kháng kém nên vi rút HPV lợi dụng điểm yếu mà xâm nhập vào cổ tử cung gây tổn thương, từ đó dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Ngoài thường xuyên thức khuya, có 2 thói quen sẽ làm "hỏng" tử cung!
1. Quan hệ với nhiều bạn tình
Nhiều người có mối quan hệ rộng, quan hệ với nhiều bạn tình, điều này khiến khả năng lây nhiễm HPV đương nhiên sẽ tăng lên.
Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn phải giữ gìn vệ sinh bản thân, đừng để bản thân phải trả giá bằng sức khỏe để mua một vài giây phút vui vẻ.
2. Quan hệ tình dục quá thường xuyên
Trong trường hợp bình thường, số lần gần gũi hợp lý trong một tuần là 3 đến 4 lần. Nếu tần suất quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của cổ tử cung, làm rối loạn hệ vi khuẩn, dễ phát sinh các bệnh về cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
3 thói quen để loại bỏ HPV, tránh xa ung thư cổ tử cung
1. Cải thiện khả năng miễn dịch
Miễn dịch là một cách quan trọng để chúng ta chống lại HPV, và chỉ bằng cách nâng cao khả năng miễn dịch, chúng ta mới có thể loại bỏ HPV và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Ngoài việc không thức khuya, ngồi lâu, không tập thể dục thì cũng cần bổ sung dinh dưỡng miễn dịch. Bao gồm selen (selen mạch nha), vitamin E, carotene, những chất dinh dưỡng miễn dịch này là chìa khóa để hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
2. Tiêm phòng kịp thời
Tùy theo các tình huống khác nhau, bạn có thể chọn tiêm phòng vắc xin thích hợp sớm nhất có thể. Đây được biết đến là một phương pháp có thể ngăn ngừa HPV hiệu quả, nhưng bạn không thể dựa hoàn toàn vào vắc xin, mà bạn phải chú ý nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân.
3. Chú ý vệ sinh hàng ngày
Quần áo cá nhân cần được giặt sạch và khử trùng kịp thời, ở những nơi công cộng, không được tự ý chạm vào vùng kín để tránh còn sót lại vi rút HPV và các mầm bệnh khác.
Theo Bie (Pháp Luật & Bạn Đọc)