Trong các món lẩu thì chắc lẩu gà là món ăn rất dễ chế biến và cũng giàu dinh dưỡng được rất nhiều người ưa dùng. Chỉ với một nồi nước dùng lẩu gà, chúng ta có thể kết được nhiều thực phẩm khác như thịt bò, rau, đậu… làm nên một bữa ăn đa dạng, nhiều chất.
Các loại rau thường kết hợp với lẩu gà như: Ngải cứu, rau muống, các loại nấm... Tuy nhiên nhiều người không biết, hoặc không để ý kết hợp lẩu gà với tất cả những loại rau, thịt, trong đó có nhiều loại khi kết hợp sẽ tạo thành chất độc nguy hiểm cho sức khỏe.
Những thực phẩm không nên kết hợp với lẩu gà
Cá chép
Thịt gà không nên ăn cùng với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu nấu cùng chung nồi lẩu và ăn chung sẽ sinh ra nhiều mụn nhọt. Nếu mắc phải mụn do ăn thịt gà, nấu nước đậu đen uống sẽ khỏi.
Tỏi và hành sống
Nhiều nơi, nhiều vùng miền có thói quen khi ăn thịt gà sẽ có một bát chấm với vài miếng tỏi hay vài lát hành khô. Tuy nhiên, theo đông y thì thịt gà tính ngọt, ấm. Còn tỏi có tính nhiệt. Hành lại là tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương.
Tôm
Cả thịt gà và tôm đều có tính ôn nên khi ăn chung với nhau sẽ gây nên hiện tượng ngứa ngáy khắp người, dị ứng nổi ngứa. Đặc biệt với trẻ nhỏ khi bé đang bị ho, nếu cho bé ăn thịt gà cùng tôm tươi có thể dẫn đến tình trạng bé nặng thêm, kéo dài khó chữa dứt điểm.
Khi bị ngứa ngáy do ăn thịt gà kết hợp với tôm, mọi người có thể nấu nước kinh giới để giải độc, có hiệu quả rất tốt.
Rau cải
Thịt gà và rau cải đều rất tốt cho sức khỏe con người. Thịt gà tính ôn ngọt, không độc, đại bổ, tốt cho tì vị, khí huyết, gan thận. Đặc biệt hữu dụng với những người bị bệnh lâu ngày, dạ dày suy yếu,kém hấp thụ dinh dưỡng. Trong khi đó, cải bẹ xanh tính ổn vị cay, giúp ấm tỳ vị, kích thích tiêu hóa, giải cảm hàn, thông đờm, lợi khí…
Dù cả hai đều có công dụng tuyệt vời với sức khỏe, nhưng kết hợp sẽ là đại kỵ. Vì thịt gà tính ôn, cải bẹ xanh cũng tính ôn. Nếu kết hợp chung sẽ tạo ra tính ôn (ấm nóng) sản sinh ra một lượng nhiệt lớn cho cơ thể, dẫn đến nổi mụn, không tốt cho gan.
Rau răm
Rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.
Rau kinh giới
Thịt gà không nên kết hợp ăn cùng kinh giới, vì vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ. Khi kết hợp thực phẩm dưỡng huyết khu phong với thịt gà tính ấm sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu chóng mặt, ù tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu, não.
Những người không nên ăn nhiều thịt gà
Dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Nếu mắc những bệnh sau mà ăn thịt gà thì hậu quả khôn lường:
Người mới phẫu thuật: Những bệnh nhân mới mổ xong mà ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da. Dù còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người nhưng tốt nhất là tránh ăn.
Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm.
Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Y học hiện đại cho biết da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà, đặc biệt là da gà và lòng trắng trứng.
Người đang bị thủy đậu: Người bị thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà, đặc biệt là phần da bởi nó sẽ gây ngứa, khó chịu ở các nốt thủy đậu. Đồng thời dễ để lại sẹo.
Người đang bị táo bón, khó tiêu: Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều thịt gà rất khó tiêu. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì chúng không có lợi về mặt tiêu hóa, sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Người bị sỏi thận: Thịt gà được biết đến như loại thực phẩm giàu protein, có thể khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi chính vì vậy người đang mắc sỏi thận cần kiêng loại thịt thơm ngon này.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, khi ăn lẩu gà, mọi người cần tránh những điều sau đây:
- Không kéo dài thời gian ăn: Một bữa ăn quá dài sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng phải tiết dịch khiến cho hệ tiêu hóa liên tục phải làm việc, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý và đúng đồng hồ sinh học dẫn đến chức năng dạ dày suy giảm.
Lúc này sẽ sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn có thể bị viêm dạ dày, viêm tụy.
- Không nên ăn thức ăn khi còn quá nóng: Lẩu ăn nóng mới ngon thật, nhưng việc ăn quá nóng sẽ làm cho niêm mạc miệng và thực quản quá nóng gây ra bỏng nhưng chúng ta có thể không nhận ra. Tốt nhất là nên gắp ra bát, chờ cho nguội rồi hãy ăn.
- Không ăn khi thực phẩm còn tái: Mọi người nên để ý thức ăn nhúng trong lẩu, phải chín mới ăn, không nên ăn khi còn tái vì sẽ dễ gây ngộ độc, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
Chưa kể, thực phẩm ăn khi còn tái sẽ nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, rất nguy hiểm.
- Nước lẩu quá cay: Lẩu quá cay sẽ làm kích thích màng nhầy trong miệng, thực quản, đường tiêu hóa và gây ra tắc nghẽn, phù nề, dễ gây bệnh.
PN (Nguoiduatin.vn)