1. Ngủ không đủ giấc
Theo các nhà nghiên cứu, những người ăn kiêng ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn sẽ nạp vào cơ thể lượng mỡ bụng nhiều hơn gấp 2 lần rưỡi, trong khi những người ngủ hơn 8 tiếng chỉ tiêu thụ ít hơn một chút. Bởi lẽ, khi bạn ngủ không đủ giấc thì hormone cortisol tăng lên, từ đó kích thích bạn thèm ăn, đặc biệt là thức ăn ngọt nhiều đường và nhiều calories. Do đó, ngủ trung bình từ 6-7 giờ mỗi đêm là thời gian tối ưu để kiểm soát cân nặng.
Một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ là uống cà phê sau 6h tối. Trong cà phê có chứa caffeine nên sẽ làm tăng gấp đôi hàm lượng cortisol trong cơ thể nếu bạn tiêu thụ nhiều sau 6 giờ tối. Bởi càng uống vào tối muộn thì bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng mất ngủ, từ đó khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng và làm tăng cao nguy cơ thừa cân, dày mỡ bụng. Do đó, để tránh tình trạng ngủ không đủ giấc bạn không nên uống cà phê sau 6h tối.
2. Phân tâm trong khi ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, tập trung tinh thần khi ăn là một cơ chế giảm cân thành công. Nếu bạn bị phân tâm trong bữa ăn, bạn sẽ không nhận ra đồ ăn có thực sự ngon không và bạn đã no chưa. Điều này thường dẫn đến việc bạn ăn quá nhiều. Việc ăn uống thiếu tập trung này cũng dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calo hơn, chuyển thẳng thành mỡ bụng.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra những người ăn uống tập trung ít phản ứng với căng thẳng cảm xúc, tiêu thụ ít calo hơn đáng kể và có lẽ quan trọng nhất là có thời gian duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh dễ dàng hơn so với những người lơ đễnh khi ăn.
3. Ăn quá nhanh
Nếu nói cơ thể có một khuyết điểm lớn, thì đó chính là: Phải mất 20 phút để dạ dày báo cho não biết rằng nó đã chứa đủ. Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy những người ăn chậm tiêu thụ ít hơn 66 calo mỗi bữa, nhưng so với những người ăn nhanh, họ cảm thấy như mình đã ăn nhiều hơn.
Cũng liên quan đến việc ăn, một nghiên cứu cho thấy khi được đưa ra một lựa chọn, 98,6% số người béo phì sẽ chọn đĩa lớn hơn. Điều này có nghĩa là: nhiều thức ăn hơn sẽ nhiều calo hơn và nhiều mỡ bụng hơn.
4. Ăn tối quá muộn
Ăn tối quá muộn và đi ngủ ngay không chỉ gây béo bụng mà còn khiến mỡ thừa tích tụ ở nhiều vùng trên cơ thể. Bởi khi bạn ăn quá muộn, cơ thể không đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa dinh dưỡng. Lúc này lượng calories và chất béo vừa nạp vào không được phân giải hết nên tích tụ lại dần trong cơ thể.
Tốt nhất bạn nên ăn tối ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ. Khi đói bụng hoặc muốn ăn khuya bạn chỉ nên ăn nhẹ một ít rau xanh, trái cây hoặc uống một cốc sữa tươi sẽ tiêu hóa dễ dàng và hạn chế béo bụng hiệu quả.
5. Ngồi nhiều
Do tính chất công việc hay học tập nên nhiều người thường ngồi rất lâu trước máy tính để làm việc. Và điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ bụng dày lên. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên chú ý luôn ngồi thẳng lưng, không phình bụng để hạn chế nguy cơ mỡ tích tụ ở phần bụng. Cứ khoảng 30 - 45 phút thì nên đứng dậy đi lại hoặc vận động một chút để giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo hơn. Bên cạnh đó, việc chăm tập thể thao cũng là thói quen tốt giúp hạn chế nguy cơ béo bụng và duy trì sức khỏe ổn định.
6. Nằm ngay sau khi ăn
Nhiều người thường có thói quen ăn no rồi leo lên giường nằm nghỉ một lúc, tuy nhiên, đây lại là một thói quen xấu gây ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày. Việc nằm ngay sau khi ăn chẳng những khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém mà còn gây nặng bụng. Do đó, ngay sau khi ăn thì bạn nên ngồi nghỉ khoảng 15 phút rồi đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để thức ăn tiêu hóa hết trong cơ thể. Nhờ vậy, mỡ bụng sẽ không có cơ hội tích tụ lại nữa.
7. Không uống đủ nước
Uống đủ nước là điều cần thiết cho tất cả các chức năng của cơ thể, và bạn càng uống nhiều nước thì càng có nhiều cơ hội giảm mỡ bụng. Trong một nghiên cứu của Virginia Tech, những người tham gia ăn kiêng được hướng dẫn uống hai cốc nước trước mỗi bữa ăn đã giảm cân nhiều hơn 30%. Các nhà nghiên cứu Đức thì lại phát hiện ra rằng 6 cốc nước lạnh mỗi ngày có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất đốt cháy 50 calo hàng ngày. Như vậy là đủ để giảm gần 3 kg một năm!
HL (Nguoiduatin.vn)