Không uống nước vào buổi sáng
Sau khi trải qua một giấc ngủ dài, máu sẽ trở nên đặc hơn, chảy chậm hơn, nồng độ lipid trong máu cũng cao hơn. Do đó, chúng ta cần phải uống một cốc nước vào buổi sáng để làm loãng máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Ngoài ra, chúng ta cũng cần uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Bỏ bữa sáng
Một số người cho rằng bỏ bữa sáng sẽ giúp giảm cân. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Không ăn sáng sẽ làm thiếu hụt năng lượng để làm việc. Lúc này cơ thể rất cần protein để hoạt động nhưng không thể tự tổng hợp cũng không nhận được từ bên ngoài (bằng việc ăn sáng). Việc này sẽ làm tổn hại chức năng gan, tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Ăn sáng bằng đồ nhiều dầu mỡ
Thói quen ăn uống là yếu tố chính tác động đến việc máu nhiễm mỡ. Nếu bạn thường xuyên chọn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán chắc chắn lipid trong máu sẽ tăng. Đặc biệt vào buổi sáng, chúng ta không nên ăn các món chứa nhiều dầu mỡ. Nó vừa tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, vừa không có lợi cho cân nặng. Nếu muốn kiểm soát mỡ máu, bạn hãy chọn những món ăn lành mạnh hơn. Nên ăn nhiều rau củ trong 3 bữa ăn và hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo.
Hút thuốc
Chưa bao giờ hút thuốc được hoan nghênh. Bạn có thể cho rằng hút thuốc chẳng liên quan gì đến mỡ máu. Tuy nhiên sự thật không phải vậy. Hút thuốc không chỉ làm tăng lipid máu mà còn gây hại cho gan. Nguyên nhân là do hút thuốc làm tăng độ nhớt của máu. Khi máu đặc lại thì tuần hoàn sẽ kém đi và ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể. Việc này ảnh hưởng đến hoạt động của gan (do gan luôn cần đủ máu và chất dinh dưỡng để duy trì trạng thái khỏe mạnh).
Thức khuya
Đây là một thói quen nhiều người mắc phải. Khi thức quá khuya, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, gan không được hồi phục. Được biết, khi ngủ, máu về gan giúp gan thực hiện chức năng "thải độc tố" của cơ thể. Nếu một người ngủ không đủ giấc hoặc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của gan.
Uống rượu bia
Rượu bia chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Các chất này khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận của bạn phải làm việc hết "công suất" để xử lý và thải loại ra ngoài các độc tố. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu bia còn gây tổn hại đến gan. Thực tế, tỉ lệ người mắc bệnh về gan và thận do uống rượu bia cao hơn 4 – 5 lần so với người bình thường khác.
Ăn nhiều thịt
Đại đa số lỗi này thường thuộc về nam giới. Nam giới thường ít uống nước hơn phụ nữ, Hiện nay lượng chất béo động vật đưa vào cơ thể mỗi người trung bình là 0,8mg/ngày, gấp đôi hàm lượng chất béo cho phép. Chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hoá nên đòi hỏi gan và thận phải làm việc với công suất lớn dẫn đến dễ bị tổn thương.
Dùng nhiều thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể làm tốc độ lưu thông máu trong cơ thể chậm lại, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của gan và thận, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng suy gan và suy thận nếu sử dụng trong thời gian dài. Đối với những người có tiền sử mắc phải các bệnh về gan và thận cần đặc biệt chú ý tới việc sử dụng các loại thuốc giảm đau vì sẽ dễ dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.
Ăn nhiều muối
Đại đa số lỗi này thường thuộc về nam giới. Nam giới thường ít uống nước hơn phụ nữ. Việc ăn mặn, ăn nhiều muối ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của gan và thận. Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan và thận.
Căng thẳng, mệt mỏi
Những căng thẳng mệt mỏi, stress trong đời sống hàng ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan và thận. Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông qua gan và thận cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường.
Theo Trang Dung (Nguoiduatin.vn)