1. Bỏ bữa sáng
Một số người cho rằng bỏ bữa sáng sẽ giúp giảm cân. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Không ăn sáng sẽ làm thiếu hụt năng lượng để làm việc. Lúc này cơ thể rất cần protein để hoạt động nhưng không thể tự tổng hợp cũng không nhận được từ bên ngoài (bằng việc ăn sáng). Việc này sẽ làm tổn hại chức năng gan, tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
2. Ăn sáng ngay sau khi thức dậy
Sau khi thức dậy, dạ dày vẫn đang trong trạng thái chưa hoàn toàn “tỉnh táo”. Ngoài ra, nước bọt và dịch tiết dạ dày vào buổi sáng thường tương đối ít, nên nếu bạn ăn một lượng lớn thức ăn ngay sau khi ngủ dậy sẽ khiến việc tiêu hoá trở nên khó khăn, gây đầy bụng hoặc khó tiêu. Thay vào đó, khi vừa ngủ dậy bạn hãy uống một cốc nước lọc rồi ăn sáng một lúc sau đó. Một cốc nước lọc vào buổi sáng không những bổ sung lượng nước đã mất trong lúc ngủ mà còn làm tăng tiết dịch tiêu hoá, thúc đầy tuần hoàn máu.
3. Ăn đồ thừa qua đêm
Không ít người có thói quen ăn đồ ăn thừa còn lại từ hôm trước vào bữa sáng hôm sau. Trong khi, thực phẩm nếu được bảo quản tốt thì không sao, nhưng có nhiều đồ ăn không giữ lại giá trị dinh dưỡng do để lâu, thậm chí còn có thể sản sinh ra nitrit có hại cho sức khỏe. Những phản ứng trước mắt có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu… còn về lâu dài thì hệ lụy khôn lường.
4. Ăn sáng bằng đồ nhiều dầu mỡ
Thói quen ăn uống là yếu tố chính tác động đến việc máu nhiễm mỡ. Nếu bạn thường xuyên chọn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán chắc chắn lipid trong máu sẽ tăng.
Đặc biệt vào buổi sáng, chúng ta không nên ăn các món chứa nhiều dầu mỡ. Nó vừa tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, vừa không có lợi cho cân nặng. Nếu muốn kiểm soát mỡ máu, bạn hãy chọn những món ăn lành mạnh hơn. Nên ăn nhiều rau củ trong 3 bữa ăn và hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo.
5. Uống quá nhiều cà phê, trà vào bữa sáng
Rất nhiều người có thói quen uống đồ uống có caffeine vào bữa sáng như trà, cà phê. Mặc dù những đồ uống này có thể cải thiện trao đổi chất và giúp chúng ta tỉnh táo, tràn đầy năng lượng, nhưng uống quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Đồng thời, khi bạn uống trà cà phê cũng nên tránh thêm nhiều kem, đường vào các đồ uống này nếu không muốn tăng lượng calo hấp thụ vào bữa sáng.
6. Không ăn trứng
Lòng trắng trứng là nguồn cung cấp protein và rất nhiều các chất dinh dưỡng khác. Lòng đỏ trứng gà cũng tốt cho một số người nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải, vì chúng chứa nhiều protein, vitamin D và chất chống oxy hóa có lợi cho mắt.
Như vậy, ăn trứng vào buổi sáng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Nếu là người khỏe mạnh, bạn có thể ăn cả quả trứng mỗi ngày. Có thể bạn sẽ cần ít hơn nhiều so với mức đó nếu mắc bệnh tiểu đường hoặc tim.
7. Ăn bữa sáng chỉ bằng trái cây
Đây chính là thói quen này thường gặp ở chị em, đặc biệt là những người muốn giảm cân. Tuy nhiên, biện pháp này lại không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích.
Nguyên nhân là vì trái cây chứa ít protein và calo nên không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra năng lượng và duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể. Thêm vào đó,các loại trái cây như quả hồng vàng, cà chua, chuối... không thích hợp để ăn khi đói dễ gây viêm loét dạ dày trá tràng, suy hại sức khỏe.
8. Vừa ăn vừa di chuyển
Theo Boldsky, vừa đi vừa ăn sáng có thể gây hại cho dạ dày. Khi chúng ta ăn, thực phẩm xuống ống thực phẩm vào dạ dày để tiêu hóa. Nhưng nếu bạn liên tục di chuyển trong khi ăn, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, và kết quả là bị ợ nóng và a xít, kèm theo buồn nôn.
Chưa kể việc vừa ăn sáng vừa di chuyển dễ khiến thực phẩm bám phải bụi bẩn, vi khuẩn, khói bụi trên đường... như vậy không chỉ mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
PN (Nguoiduatin.vn)