Những người và món ăn 'đại kị' nhất với thịt lợn, chỉ 1 miếng thôi cũng dễ sinh bệnh

30/06/2020 10:40:33

Thịt lợn là thực phẩm vô cùng quen thuộc và tưởng như ai cũng có thể ăn được. Tuy nhiên có những người cho dù thèm thịt lợn tới đâu cũng chớ dại động vào.

 

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Thịt lợn chứa đủ nồng độ của tất cả các axit amin thiết yếu. Trong 100g thịt lợn có chứa các axit amin thiết yếu như histidin: 5.751mg; isoleucine: 6.189mg; leucine: 10.387mg; methionin: 3.469mg; phenylalanine: 5.122mg; threonine: 5.171mg; tryptophan: 1.212mg; lysin: 11.482mg.

Bên cạnh đó, thịt lợn đóng góp 16% tổng số chất béo; 23-31% tổng lượng protein, selen và thiamin; 11-19% phốt pho, kali, riboflavin, nicacin, vitamin B6 và vitamin B12; 21% tổng lượng kẽm ăn vào.

nhung nguoi va mon an "dai ki" nhat voi thit lon, chi 1 mieng thoi cung de sinh benh - 1 Những người và món ăn 'đại kị' nhất với thịt lợn, chỉ 1 miếng thôi cũng dễ sinh bệnh - 1

Đặc biệt, thịt lợn là một trong những nguồn vitamin B chính. Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người giúp tạo hồng cầu; thúc đẩy thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển tốt cho trẻ nhỏ; duy trì chức năng nhận thức lành mạnh; điều chỉnh hệ thần kinh trung ương; tổng hợp các axit béo. 

Ngoài ra, thịt lợn còn là nguồn selenium. Một miếng thịt lợn 170g cung cấp đủ 100% lượng selen cần hàng ngày của một người. Duy trì đủ mức selen là đặc biệt quan trọng để chức năng tuyến giáp hoạt động tốt.

Những người nên tránh ăn thịt lợn

Mặc dù thịt lợn rất tốt nhưng những người này lại tuyệt đối nên tránh hoặc hạn chế ăn.

Người thừa cân, béo phì

Người béo phì vẫn có thể ăn thịt lợn nhưng chỉ nên chọn ăn thịt nạc, tránh ăn thịt mỡ. Bởi thịt nạc chứa nhiều protein trong khi thịt mỡ chứa nhiều chất béo. Nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì. Người béo phì sẽ càng có nguy cơ mắc thêm một số bệnh khác như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, mỡ máu,...

Người mắc máu nhiễm mỡ cao

Thịt lợn, thịt bò và các sản phẩm của chúng như xúc xích, thịt xông khói... có chứa nhiều chất béo, cholesterol xấu có ảnh hưởng không tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Do vậy, những người mắc bệnh này chỉ nên tiêu thụ khoảng 140g thịt mỗi ngày.

Bên cạnh đó, người bị bệnh mỡ máu cũng cần hạn chế ăn đạm. Thịt lợn là một trong những loại thịt đỏ chứa hàm lượng chất đạm cao hơn so với loại thịt khác. Nếu muốn ăn, nên chọn thịt lợn nạc thay vì thịt mỡ.

Những người và món ăn 'đại kị' nhất với thịt lợn, chỉ 1 miếng thôi cũng dễ sinh bệnh - 2
Người bị bệnh mỡ máu cũng cần hạn chế ăn đạm, và đạm có không ít trong thịt lợn.  (Ảnh minh họa)

Người mắc bệnh gút

Người mắc bệnh gút không nên ăn thịt quá 100gam/ngày, thịt lợn, thịt bò chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, không nên thường xuyên chỉ ăn thịt lợn.

Nếu ăn quá số lượng này, chất đạm sẽ khiến nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Lắng đọng ở các khớp làm cho khớp bị viêm gây đau, lâu dần biến dạng cứng khớp…

Người cao huyết áp

Thịt chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là người bị cao huyết áp. Người bị cao huyết áp vẫn có thể ăn thịt lợn bởi vẫn cần chất đạm trong thịt nhưng nên chọn ăn phần thịt nạc, tránh ăn phần thịt mỡ hay mỡ lợn.

Những món không nên ăn cùng thịt lợn

Ốc bươu: Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, trong đông y thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, con tôm… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Lá mơ: Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Những người và món ăn 'đại kị' nhất với thịt lợn, chỉ 1 miếng thôi cũng dễ sinh bệnh - 3
Ăn thịt lợn với lá mơ lâu dài dễ ngộ độc. (Ảnh minh họa)

Đậu tương: Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60-80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

Gừng sống: Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, ăn vào thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, làm xuất hiện các nốt đen ở mặt. Cách chữa: Nếu ăn phải, bạn nên lấy lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi.

Thịt trâu: Thịt trâu tính hàn gặp thịt lợn tính ngưng trệ sinh chứng bạch thốn trùng sán xơ mít. 

Thịt dê: Thịt dê tính hàn, gặp thịt lợn sinh khí trệ sinh đờm.

Quả mơ: Thịt lợn và mỡ lợn có tính ngọt lạnh không nên ăn với quả mơ do loại quả này có tính chua, kết hợp với nhau sẽ gây tả lỵ.

Rau mùi: Rau mùi tính tân tán, thịt lợn tính ngưng trệ, hai thứ xung khắc ăn phải sẽ sinh đau quặn quanh rốn. 

Gỏi cá: Gan lợn tuyệt đối không nên cùng gỏi cá có tính lạnh. Nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng trường ung. 

 

Theo Minh Minh (Phụ Nữ Việt Nam)

Nổi bật