Nhân sâm là món quà Tết đắt đỏ, đại bổ nhưng lại có thể là 'thuốc độc' với những người sau

26/12/2022 14:38:39

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải ai cũng thể dùng được và dùng tốt. Với một số đối tượng sau đây, dùng nhân sâm có thể hại sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người thường biếu nhau những món quà, gửi nhau những lời chúc để có một năm mới hanh thông, thuận lợi. Một trong số những món quà có giá trị theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng được nhiều người lựa chọn là nhân sâm. 

Theo các chuyên gia, nhân sâm có rất nhiều loại và có giá trị kinh tế cao, là món quà biếu đắt đỏ nhất là trong dịp lễ Tết. Dù là loại quà biếu thượng hạng, có giá trị dược liệu cao, rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách cũng dễ gây hại.

Ths.BS Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3 cho biết, nhân sâm là rễ phơi khôi của cây Nhân sâm, được chia làm 3 loại là Dã sơn sâm (sâm mọc hoang), Di sơn sâm (sâm mọc ở núi mang về vườn trồng) và cuối cùng là Dưỡng sâm (trồng kiểu công nghiệp). Mỗi loại sâm có hàm lượng dược tính và tác dụng bồi bổ khác nhau, trong đó Dã sơn sâm là tốt nhất.

Bác sĩ Minh Như cho biết, theo y học cổ truyền, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, quy vào kinh phế và tỳ, có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ phế, bổ tỳ, sinh tân dịch, khỏi cơn khát nước. Các tác dụng dược lý từ các thành phần của nhân sâm đã được chứng minh là giúp hưng phấn thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi, tăng hiệu suất công việc nhờ vào sự cân bằng tiết adrenaline của cơ thể.

Nhân sâm là món quà Tết đắt đỏ, đại bổ nhưng lại có thể là 'thuốc độc' với những người sau

Trên hệ tim mạch và hô hấp, nhân sâm có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh giao cảm và trung tâm hô hấp. Trên hệ miễn dịch, nhân sâm giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, kích thích sự trẻ hóa của tế bào, tăng cường hàng rào bảo vệ cơ thể trước các tác nhân như cúm hay bệnh truyền nhiễm khác…

Dù có nhiều tác dụng cho cơ thể nhưng theo bác sĩ Như, không phải ai cũng có thể dùng được nhân sâm, mà còn phải tùy vào từng người, độ tuổi để cân nhắc liều lượng sao cho phù hợp. Bác sĩ Minh Như tư vấn, khi dùng đơn độc một vị sâm hay phối hợp với các vị thuốc khác thì có thể dùng 10 - 30g.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cũng cho rằng, nhân sâm tuy bổ nhưng không nên dùng tùy tiện, tốt nhất chỉ nên sử dụng vào buổi sáng để tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp, tăng hưng phấn thần kinh, tăng sức lực, tăng khả năng lao động… Không sử dụng nhân sâm vào buổi tối vì thời điểm đó cơ thể cần nghỉ ngơi.

Ông Sáng cũng khuyến cáo, nhân sâm là thuốc đại bổ nguyên khí nên phù hợp với những người nguyên khí bị suy, do vậy người nguyên khí không bị suy tổn dùng nhân sâm dễ dẫn đến chứng "khí ứ hóa hỏa" tức bị nóng trong, bốc hỏa.

“Với những người được chỉ định dùng nhân sâm cũng không vì tốt mà ăn lấy được. Bởi khi dùng quá nhiều, cơ thể không thể hấp thu hết được các dưỡng chất có trong nhân sâm, do vậy bắt buộc chúng phải đào thải ra ngoài và đó là nguyên nhân gây tiêu chảy”, lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ.

Những người nên thận trọng khi dùng nhân sâm

Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ.

Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu.

Những người cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn nên bồi bổ sức khỏe bằng nhân sâm.

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải ai cũng thể dùng được và dùng tốt. Với một số đối tượng sau đây, dùng nhân sâm có thể hại sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.

Nhân sâm là món quà Tết đắt đỏ, đại bổ nhưng lại có thể là 'thuốc độc' với những người sau - 1

Người huyết áp cao

Tuy bổ dưỡng như vậy nhưng những đối tượng không nên dùng nhân sâm là người huyết áp cao, người đang sốt cao, lạnh bụng bị tiêu chảy, phụ nữ có thai (hoặc có khả năng có thai), phụ nữ sau khi sinh.

Bệnh nhân xơ gan kèm chảy máu đường ruột dùng sâm không những không khỏi mà còn có thể khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp cũng được khuyến cáo thận trọng khi dùng sâm bởi vị thuốc này khiến huyết áp sẽ tăng lên nhanh chóng trước khi hạ xuống.

Nếu huyết áp qua ngưỡng an toàn có thể gây ra các tai biến nguy hiểm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo thêm bà bầu trước khi lâm bồn không được dùng sâm.

Người đang bị sốt, phụ nữ có thai

Những đối tượng không nên dùng nhân sâm là người huyết áp cao, người đang sốt cao, lạnh bụng bị tiêu chảy, phụ nữ có thai (hoặc có khả năng có thai), phụ nữ sau khi sinh.

Nhân sâm thuộc loại nguyên khí đại bổ, vì thế sau khi mang thai không lâu, nếu người mẹ uống hoặc dùng chúng quá nhiều thì có thể khiến cho khí thịnh còn âm hao tổn, âm mà suy thì hỏa vượng, đó chính là ” khí hữu dư, tiện thị hỏa” (ý nói: khí thừa nhiều sẽ chuyển thành hỏa).

Ngoài ra nếu dùng nhân sâm trong thời gian dài thì sẽ bị bí tiểu, từ đó dẫn đến phù nước. Nếu người đang mang thai sử dụng nhiều nhân sâm thì sẽ xuất hiện các hiện tượng như nôn mửa, phù nước, huyết áp tăng… thậm chí xuất huyết âm đạo và có thể dẫn đến sảy thai.

Người bệnh gan

Những người mắc bệnh gan mật cần tránh sử dụng nhân sâm bởi người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt… đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát.

Người đau dạ dày

Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu.

Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.

Thực phẩm đại kỵ với nhân sâm

Thuốc đông máu

Nhân sâm kỵ với thuốc đông máu nếu sử dụng có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường cho bệnh nhân. Vì vậy, người đang uống thuốc đột quỵ nên tránh dùng nhân sâm.

Hoặc với những bệnh nhân đang dùng thuốc rối loạn tâm thần, trầm cảm, tâm thần phân liệt… có thể gây ra hậu quả khó lường tới thần kinh. Do sâm có một số hoạt chất có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc gây hại cho thần kinh.

Nhân sâm là món quà Tết đắt đỏ, đại bổ nhưng lại có thể là 'thuốc độc' với những người sau - 2

Hải sản

Hải sản và nhân sâm là 2 thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có công dụng cực kỳ hiệu quả trong việc tăng sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, nếu hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ gây ngộ độc, thậm chí gây chết người.

Nhân sâm là loại dược liệu đại bổ khí, các loại hải sản là thực phẩm đại hạ khí. Khi kết hợp, hai món này ăn này sẽ không trung hòa được với nhau vì hai loại mang hai đặc tính trái cực quá mạnh, triệt tiêu nhau để chiếm vị thế , gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy khi đã ăn hải sản thì không nên dùng nhân sâm.

Nếu muốn dùng sâm đều đặn hàng ngày để duy trì sức khỏe, bạn nên giãn khoảng cách sử dụng hai loại thực phẩm này, nên để hải sản được tiêu hóa hết rồi mới dùng sâm.

Củ cải trắng

Không chỉ có hải sản kỵ với nhân sâm, củ cải trắng cũng được xếp vào danh sách một trong những loại thực phẩm đại kỵ với nhân sâm. Bởi theo đông y, củ cải giúp hạ khí, trong khi đó, nhân sâm bổ khí, nếu dùng hai loại này chúng sẽ triệt tiêu nhau.

Do đó, bạn sẽ chẳng nhận được bất kỳ lợi ích nào từ nhân sâm khi sử dụng chúng với nhau, thậm chí có thể gây đau bụng, ngộ độc.

Nước trà

Nhân sâm được khuyến khích không sử dụng chung với nước trà. Sau khi dùng nhân sâm, không nên sử dụng nước trà vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm, khiến cho các dưỡng chất bị triệt tiêu, không những không hiệu quả mà còn gây lãng phí.

Để công dụng phát huy hiệu quả, bạn nên cách thời gian sử dụng của hai loại thực phẩm này tầm 3 tiếng.

PN (Nguoiduatin.vn)