Nguyên nhân đau cổ và cách chữa trị không dùng thuốc

04/07/2018 10:07:25

Đau cổ là triệu chứng thường gặp nhưng rất dễ bị bỏ qua. Nếu không chữa trị sớm, cơn đau cổ có thể phát triển thành mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Cột sống cổ là mạng lưới kết nối phức tạp của dây thần kinh, hệ cơ xương khớp được điều khiển bởi não và tủy sống. Vì vậy, cơn đau cổ xuất hiện là một tín hiệu sớm cảnh báo sự sai lệch trong cấu trúc này. 

Nguyên nhân gây đau cổ rất đa dạng, phổ biến hiện nay là do tư thế xấu khi làm việc hoặc nằm ngủ, các chuyển động lặp đi lặp lại, thói quen nghiến răng, mang túi nặng trên vai, chấn thương thể thao, dây thần kinh bị chèn ép bởi gai xương hoặc đĩa đệm thoát vị, nhiễm trùng cột sống...

Do một số cơn đau cổ có thể xuất hiện và tự khỏi trong thời gian ngắn nên người bệnh thường chủ quan, lơ là không theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân. Chỉ đến khi cơn đau cứng cổ xuất hiện với mức độ thường xuyên, gây cản trở tầm hoạt động của cổ, người bệnh mới đến bệnh việc để chụp X-quang kiểm tra.

Nguyên nhân đau cổ và cách chữa trị không dùng thuốc
Làm việc lâu trong cùng một tư thế dễ dẫn đến cơn đau cổ.

Theo bác sĩ Wade Brackenbury - Tổng giám đốc Phòng khám ACC, khi đau cổ xuất hiện kèm theo triệu chứng tê bì, ngứa ran cánh tay, khó khăn khi cầm nắm đồ vật, người bệnh cần chú ý và đi khám ngay vì đây là dấu hiệu chèn ép dây thần kinh.

Chị Hằng (30 tuổi, nhân viên kế toán tại TP.HCM) cho biết chị thường xuyên bị đau mỏi cổ khi ngồi làm việc. Tuy nhiên, do nghĩ chỉ là triệu chứng mỏi cơ bình thường nên chị không đi khám mà chỉ uống thuốc giảm đau. Gần đây, khi vùng cổ bị đau cứng, khó khăn khi xoay đầu sang 2 bên, chị mới đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Theo kết luận của bác sĩ, chị đã bị thoái hóa đốt sống cổ.

Bác sĩ Wade cho biết, phát hiện sớm nguyên nhân gây đau cổ và tiếp cận đúng liệu trình sẽ gia tăng khả năng thành công trong điều trị. Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng ức chế triệu chứng tạm thời, hoàn toàn không thể cải thiện được sự sai lệch cấu trúc bên trong.

Không chỉ vậy, lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây ra viêm loét dạ dày, tổn thương gan thận, khiến bệnh chồng thêm bệnh. Do vậy, bác sĩ Wade khuyên người bệnh nên ưu tiên chọn lựa các phương pháp điều trị bệnh tận gốc, không xâm lấn mang lại hiệu quả cao, ít rủi ro hơn.

Hiện nay tại Mỹ và các nước phương Tây, trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa bệnh được nhiều bác sĩ và bệnh nhân chọn lựa. Dựa trên nguyên lý thiết lập sự cân bằng cho hệ thần kinh cột sống, các bác sĩ sẽ thực hiện thao tác nắn chỉnh cấu trúc cột sống sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên ban đầu, từ đó kích thích cơ chế tự làm lành của cơ thể.

Đây là liệu trình chữa đau an toàn, có thể áp dụng cho các trường hợp đau cấp mãn tính khác nhau ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Phòng khám ACC cho biết hơn 90% bệnh nhân đau cổ đã có thể thoát khỏi cơn đau, khôi phục khả năng vận động sau một thời gian điều trị với liệu trình trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu tại đây.

Nguyên nhân đau cổ và cách chữa trị không dùng thuốc - 1
Bác sĩ Wade Brackenbury kiểm tra cột sống cổ cho bệnh nhân.

Với các trường hợp cơ cổ đã bị yếu, mất đi sự linh hoạt, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị song song với các thiết bị vật lý trị liệu nhằm tăng hiệu quả giảm áp và khả năng phục hồi mô, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Nổi bật trong các máy hỗ trợ điều trị đau cổ tại ACC là thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000, có khả năng tạo ra các lực không xâm lấn theo 3 hướng, giúp kéo giãn cơ cổ, giải phóng chèn ép.
Thời gian và liệu trình điều trị đau cổ có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Trong suốt liệu trình, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống sẽ theo dõi mức độ đáp ứng của bệnh nhân và có sự điều chỉnh phù hợp, nhằm mang đến hiệu quả chữa trị cao nhất.
Tuy nhiên, bác sĩ Wade nhấn mạnh trong và sau khi điều trị, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc theo tư thế đúng. Cơn đau sẽ có khả năng tái phát nếu sau khi điều trị, người bệnh vẫn tiếp tục duy trì thói quen cũ và lười vận động. 

Theo Sơn Trà (Tri Thức Trực Tuyến)

Nổi bật