Bà Trương 65 tuổi gần đây cảm thấy thị lực bị suy giảm, bà nghe nói ăn mật cá rất tốt cho mắt, trong một bữa cơm bà Vương đã ăn mật của một con cá nặng 4kg. Thật không ngờ, mắt không những không sáng, mà sau 2 tiếng, bà Vương xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Gia đình lập tức đưa bà đến Bệnh viện nhân dân Đông Quan để cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán, bà Vương bị trúng độc mật cá, suy thận và suy gan cấp tính.
Bà Vương cuối cùng được chuyến đến khoa thận của bệnh viện. Bà Vương sau khi nhập viện được bác sĩ điều trị bảo vệ gan, thận và niêm mạc dạ dày, đồng thời thẩm tách máu (trong chạy thận nhân tạo) và tưới máu, tình trạng bệnh của bà Vương đã được khống chế và từ từ hồi phục.
Ăn mật cá nguy hiểm thế nào?
Bác sĩ Trung Lục Quân, thuộc Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân Đông Quan cho biết ngộ độc mật cá là một loại ngộ độc cấp tính do ăn mật cá dẫn đến. Độc tố trong dịch mật gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm gan và suy gan cấp, hoại tử ống thận gây suy thận cấp, nó còn nguy hiểm hơn cả thạch tín. Ngoài ra, mật cá còn có thể gây tổn thương tế bào não và cơ tim, gây ra các bệnh về hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu tim.
Mọi người thường dùng mật cá để giải nhiệt, làm sáng mắt, giảm ho và hen suyễn. Điều này thực sự là một quan niệm sai lầm, mà mật cá bất luận là ăn sống hay nấu chín, đều có thể gây độc.
Các thành phần chính của mật cá là axit cholic, axit taurocholic, axit chenodeoxycholic, axit taurodeoxycholic, histamine và các loại tương tự. Cơ chế gây ngộ độc vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Hiện nay, người ta tin rằng cơ chế gây ngộ độc chủ yếu là do độc tố dịch mật phá hủy ti thể, và lysosome trong tế bào.
Các bào quan can thiệp vào chuyển hóa năng lượng, nhạy cảm với histamine, làm tăng các gốc tự do oxy, giảm chất chống oxy hóa và sản xuất các chất trung gian gây viêm. Từ đó gây tổn hại cho gan, thận, cơ tim và thậm chí hệ thống thần kinh gây ra bởi các triệu chứng ngộ độc, trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan.
Theo bác sĩ Trung Lục Quân, mật cá trắm đen, cá trắm cỏ, cà mè, cá chép đều có độc tính nhất định, bất luận là sống hay chín, khi ăn đều bị ngộ độc. Hiện tại không có thuốc giải độc đặc hiệu. Sau khi bị ngộ độc nếu giải cứu không kịp thời, nó sẽ dẫn đến ít tiểu, tổn thương niêm mạc dạ dày, suy gan thận cấp và cuối cùng là tử vong.
Dấu hiệu ngộ độc mật cá
1. Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 6 tiếng đồng hồ, ngắn nhất là nửa tiếng và dài nhất là khoảng 14 tiếng.
2. Hầu hết bệnh nhân bị buồn nôn, nôn, đau bụng trên, tiêu chảy. Do đau bụng, nôn ói nghiêm trọng, trên lâm sàng rất dễ chẩn đoán nhầm là sỏi mật, mọi người cần chú ý.
3. Gan bị sưng, đau và bị vàng da, chức năng gan bất thường, nghiêm trọng bị trướng nước, thậm chí hôn mê. Tổn thương gan thường xảy ra sau khi ăn từ 1 đến 3 ngày.
4. Phù toàn thân, tiểu ít, tăng huyết áp, trường hợp nặng có thể gây bí tiểu, thậm chí bị nhiễm trùng đường tiểu. Tổn thương thận thường xảy ra sau khi ăn mật 3 ngày.
5. Ngộ độc nghiêm trọng có thể phát sinh tan máu cấp tính, máu trong phân và chảy máu da. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh huyết sắc tố nước tiểu.
6. Một số bệnh nhân bị đau đầu, sốt nhẹ, lờ đờ, tê liệt tứ chi, rung động nhãn cầu, co giật trong trường hợp nặng và thậm chí hôn mê.
Theo Hà Vũ (Khampha.vn)