Người phụ nữ đột nhiên tử vong sau khi ngâm chân trong nước ấm, 3 nhóm người sau nhất định cần thận trọng khi ngâm chân trong nước ấm

15/04/2020 08:05:06

Không ai phủ nhận những lợi ích của ngâm chân, nhưng không phải đối tượng nào cũng nên làm, nếu không biết sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Từ trước đến nay, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng ngâm chân trong nước ấm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt nếu ngâm cùng với một số thảo dược thì càng có lợi. Quan niệm này ăn sâu vào trong suy nghĩ của nhiều người, nhưng ít ai biết được thói quen này cũng có hại. Đó là một số đối tượng không nên ngâm chân trong nước ấm, nếu không hậu quả có thể dẫn tới tử vong như trường hợp của cô Châu Hà ở Trung Quốc này.

Cô Châu Hà năm nay 46 tuổi, hiện đang làm công việc dọn dẹp trong trung tâm thương mại. Vào lúc 1:15 khuya ngày 9/1/2020, khi về tới nhà, vì thời tiết quá lạnh nên cô đã chuẩn bị một thau nước ấm để ngâm chân và sưởi ấm cơ thể. Thế nhưng, chỉ sau 2 phút cô đột nhiên ngã gục xuống đất. Chồng cô lúc đó đang ngủ nghe thấy tiếng động mạnh nên vội vã ra ngoài kiểm tra. Thấy vợ ngã sóng soài trên mặt đất, mặt tái nhợt, anh vội vàng gọi xe cấp cứu. Khi được đưa đến bệnh viện gần nhà, bác sĩ nhận thấy cô không còn tín hiệu sống, không nghe thấy nhịp tim, huyết áp và mạch.

Bác sĩ giải thích rằng cô Hà bị phình động mạch não. Khi ngâm chân bằng nước ấm vào đêm khuya, các mạch máu não bị kích thích mạnh dẫn đến vỡ, khiến cô tử vong ngay lập tức.

Tại sao nhiu người thích ngâm chân trong nước ấm?

Tại Trung Quốc, việc ''ăn nóng uống sôi'' và ngâm chân là cách phổ biến để tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, ngâm chân trong nước ấm không chỉ giúp làm ấm cơ thể, mà còn làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, giúp mọi người ngủ ngon hơn.

Hoàng đế Càn Long từng có một câu nói "300 bước buổi sáng không bằng tắm nước ấm buổi tối", ngụ ý nói rằng mọi người cần phải tích cực chăm sóc sức khỏe bằng cách tắm nước ấm. Đây là một trong những cách đơn giản, nhanh chóng, mà hiệu quả mang lại cho cơ thể là rất cao.

Người phụ nữ đột nhiên tử vong sau khi ngâm chân trong nước ấm, 3 nhóm người sau nhất định cần thận trọng khi ngâm chân trong nước ấm

Ngoài ra, rửa chân hay ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ cũng được coi là một thói quen vệ sinh tốt.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tắm trong nước ấm ở khoảng 40 độ C, hay ngâm chân trong 20 phút sẽ làm giảm 10% độ cứng của mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu, điều hòa nội tiết và giúp ngủ ngon giấc hơn.

Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng chống ung thư?

Ngâm chân trở thành thói quen tốt cho sức khỏe, một số người tin rằng việc ngâm chân mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa được ung thư, kéo dài tuổi thọ. Nhưng liệu quan niệm này có đáng tin cậy?

Người phụ nữ đột nhiên tử vong sau khi ngâm chân trong nước ấm, 3 nhóm người sau nhất định cần thận trọng khi ngâm chân trong nước ấm - 1
Đối với những người không có bệnh tật trong người, việc ngâm chân trong nước ấm sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái, tăng cường sức khỏe hơn.

Trên thực tế, không có bất kỳ cơ sở khoa học nào chứng minh tác dụng chống ung thư thông qua ngâm chân. Việc phòng ngừa và điều trị ung thư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Tại vị trí bàn chân có nhiều mạch máu, dây thần kinh, hạch bạch huyết quan trọng. Đối với những người không có bệnh tật trong người, việc ngâm chân trong nước ấm sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái, tăng cường sức khỏe hơn. Tuy nhiên, hành động này không thực sự có tác dụng chống ung thư hay liên quan gì tới việc kéo dài tuổi thọ.

Ngâm chân trong nước ấm có phù hợp với tất cả mọi người?

Mặc dù ngâm chân rất thoải mái, nhưng không phải ai cũng thích hợp. Một số đối tượng sau đây, ngâm chân không có lợi mà còn gây hại cho cơ thể.

- Người mắc bệnh tiểu đường

Những bệnh nhân này thường sợ lạnh và nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Nếu ngâm chân thường xuyên trong nước ấm, cơ chế phản hồi của cơ thể với nhiệt độ sẽ mất đi và họ sẽ không còn cảm nhận được sức nóng của nước nữa, có thể gây bỏng lúc này.

Sau khi bị bỏng, nếu không tìm cách điều trị y tế kịp thời, nó có thể gây nhiễm trùng bàn chân và loét, hoặc thậm chí bị cắt cụt khi vết thương quá nghiêm trọng. Do đó, những bệnh nhân bị tiểu đường phải chú ý đến nhiệt độ của nước ngâm chân.

Người phụ nữ đột nhiên tử vong sau khi ngâm chân trong nước ấm, 3 nhóm người sau nhất định cần thận trọng khi ngâm chân trong nước ấm - 2
Bệnh nhân bị tiểu đường không nên ngâm chân trong nước ấm.

- Người bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc giãn tĩnh mạch

Sự gia tăng nhiệt độ bàn chân sẽ làm tăng gánh nặng cho tĩnh mạch, dẫn đến giãn tĩnh mạch, tăng sự tắc nghẽn của chi dưới, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Đặc biệt nếu một số bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu, việc ngâm chân sẽ làm cho tình trạng chảy máu trở nên tồi tệ hơn.

- Người có bệnh tim

Đây là những người có chức năng tim kém, khiến cho việc cung cấp máu cho các mạch vành không đủ, dẫn tới nhồi máu cơ tim. Do đó, họ không nên tắm nước ấm quá lâu hoặc ngâm chân kéo dài. Khuyến cáo nhiệt độ của nước chỉ nên trong khoảng 40 - 45 độ C, ngâm chân trong 10 phút.

Nếu ngâm chân quá lâu trong nhiệt độ nước quá nóng sẽ khiến cho các mạch máu giãn ra, máu lưu thông trong cơ thể không đồng đều, dẫn tới thiếu máu cơ tim, thiếu oxy, dễ gây ra suy tim cấp hoặc thiếu máu cơ tim. Trong trường hợp nặng có thể khiến cho bệnh nhân tử vong ngay lập tức.

Các biện pháp phòng ngừa khi ngâm chân trong nước ấm là gì?

Ngoài những đối tượng khuyến cáo ở trên, người có sức khỏe bình thường cũng nên có những biện pháp phòng ngừa những biến cố xảy ra trong khi ngâm chân.

- Việc ngâm chân chỉ nên từ 15 - 20 phút, thời gian ngắn quá thì không có tác dụng, thời gian dài quá thì lưu thông máu ở bàn chân diễn ra nhanh, tạo ra gánh nặng cho tim mạch. Nhiệt độ nước cũng nên dưới 50 độ C thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Người phụ nữ đột nhiên tử vong sau khi ngâm chân trong nước ấm, 3 nhóm người sau nhất định cần thận trọng khi ngâm chân trong nước ấm - 3

Việc ngâm chân chỉ nên từ 15 - 20 phút, thời gian ngắn quá thì không có tác dụng, thời gian dài quá thì lưu thông máu ở bàn chân diễn ra nhanh, tạo ra gánh nặng cho tim mạch.

- Thời gian ngâm chân nên là nửa tiếng sau bữa ăn tối. Vì ngay sau khi ăn dạ dày cần máu để tiêu hóa. Nếu ngâm chân ngay lập tức sẽ khiến máu ở dạ dày không đủ, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

- Không ngủ ngay sau khi ngâm chân. Tốt nhất là nên mát xa chân và chờ cho nhiệt độ cơ thể bình thường trở lại trước khi ngủ, hiệu quả mang lại sẽ tốt hơn.

Nhìn chung, những lợi ích của ngâm chân trong nước ấm là rất lớn. Nếu bạn không nằm trong đối tượng khuyến cáo không nên thì nên thường xuyên duy trì thói quen này.

Theo Phan Hằng (Trí Thức Trẻ)

Nổi bật