Cô Trương, 37 tuổi, đã bị viêm gan B từ trước nên cô đặc biệt chú ý đến chức năng gan của mình. Trong năm nay, cô Trương đã kiểm tra chức năng gan vài lần và tất cả đều bình thường. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cô Trương luôn cảm thấy chóng mặt, gầy yếu, ăn không ngon miệng, tưởng bị cảm nên cô đã mua thuốc điều trị cảm cúm để uống, nhưng tình trạng không thuyên giảm.
Một hôm, khi đang làm việc, cô Trương đột nhiên ngất xỉu, cô được đồng nghiệp đưa đến Bệnh viện Nhân dân số 1 thành phố Quảng Châu cấp cứu, sau khi khám bác sĩ kết luận cô mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Cô Trương sốc nặng khi biết kết quả, nhưng cô vẫn không thể hiểu tại sao chức năng gan của cô vẫn bình thường sau khi kiểm tra 4 tháng trước, đến hiện tại lại chuyển biến nhanh chóng như vậy. Vì bệnh đã ở giai đoạn cuối, sau 3 tháng điều trị không có tiến triển, cô Trương đã qua đời sau đó.
Bác sĩ cho biết, cơn nguy kịch và cái chết của cô Trương có thể liên quan đến một thói quen bảo quản thức ăn. Hóa ra cô Trương có thói quen mua nhiều trứng một lúc, mỗi lần mua trứng về sợ trứng không sạch nên rửa sạch bằng nước rồi cất vào tủ lạnh. Vì cho rằng, trứng đã làm sạch sẽ tốt hơn trứng chưa rửa. Thực chất thói quen này có thể làm hại gan hơn là rượu! Không những thế, bác sĩ còn cho biết cô Trương có thói quen ăn trứng hỏng.
Tại sao bảo quản sau khi rửa, trứng dễ biến chất?
Thực tế khi mua trứng ở ngoài chợ về, chúng ta đều nhận thấy rõ phần vỏ trứng bên ngoài trông khá bẩn. Do đó, nhiều bà nội trợ thường rửa sạch hết phần bẩn trên quả trứng dưới vòi nước sạch rồi cất vào tủ lạnh để bảo quản. Thế nhưng, nếu quan sát kỹ thì bạn sẽ thấy trên vỏ trứng có rất nhiều lỗ nhỏ li ti mà mắt thường không thể nhìn thấy rõ. Vai trò của những lỗ nhỏ này chính là lớp màng trao đổi khí và bảo vệ phần trứng bên trong không bị vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Nó chỉ cho phép khí oxy được lọt vào phần lòng trứng mà thôi.
Chính vì vậy, khi chúng ta rửa sạch vỏ trứng dưới vòi nước cũng đồng thời làm rửa trôi đi lớp màng bảo vệ này, khiến các vi khuẩn như Salmonella, virus H1N1, nấm mốc, bụi… đều có thể thẩm thấu vào bên trong trứng. Khi xâm nhập vào trong quả trứng, vi khuẩn có thể sử dụng chất dinh dưỡng có trong trứng để nhân lên và khiến trứng bị hư hỏng.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác dẫn đến cái chết của cô Trương chính là ăn trứng hỏng trong một thời gian dài. Khi thấy trứng có dấu hiệu mới bị hỏng, cô đã sử dụng ngay vì nghĩ rằng trứng mới hỏng ăn vào sẽ không bị sao. Tuy nhiên, sự tiết kiệm này đã phải trả một cái giá quá đắt.
Trứng hỏng có chứa chất aflatoxin, loại độc tố nguy hại bậc nhất. Thông thường, 1mg aflatoxin sẽ gây ung thư. Sau khi ngộ độc aflatoxin sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm gan như nôn mửa, chán ăn, sốt, cổ trướng… Trong trường hợp nặng có thể bị ung thư gan. Ngoài ra, chất này dễ sinh sản trong môi trường 28-38 độ C, ẩm ướt và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Tóm lại, trường hợp cô Trương qua đời vì ung thư gan đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sức khỏe của chúng ta. Đó là trứng sau khi được làm sạch nên ăn càng sớm càng tốt, nếu không trứng sẽ bị biến chất và bị mốc gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Cách vệ sinh và bảo quản trứng sau khi mua về
- Lau nhẹ nhàng phần vỏ trứng bẩn bên ngoài bằng khăn hơi ẩm, mềm thay vì rửa chúng trực tiếp dưới vòi nước.
- Không nên để trứng quá 30 ngày trong tủ lạnh. Nếu mua trứng ở ngoài chợ thì chỉ nên dùng trong vòng 3 tuần kể từ ngày mua.
- Không để trứng chung với những thực phẩm có mùi.
- Chỉ lấy đủ số trứng định dùng khi mở tủ lạnh, tuyệt đối không nên bê cả khay trứng ra rồi lại cất vào tủ lạnh sau đó. Việc chênh lệch nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể làm trứng nhanh hỏng hơn.
Nguồn: Sohu
Theo Hà Vũ (Trí Thức Trẻ)