Người đàn ông bị nhức vai, đi khám sốc vì ung thư phổi giai đoạn cuối

05/11/2018 14:44:29

Người đàn ông bị đau vai, khi đi khám được chuẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Tại sao lại như vậy?

Nhiều người cho rằng với những cơn đau nhỏ nhặt, không cần phải quá lo lắng vì cơ thể sẽ tự chữa khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu những cơn đau ngày càng trầm trọng và không dứt, có thể là dấu hiệu cảnh cáo cho những căn bệnh nghiêm trọng như ung thư.

Người đàn ông 50 tuổi bị đau vai gần 1 năm, đi khám bị ung thư phổi

Ông Vương 50 tuổi (An Huy, TQ), từ cuối năm ngoái đã bắt đầu bị đau vai nhưng lại nghĩ rằng đó là bệnh viêm vùng vai chỉ chữa trị bằng cách đến phòng khám trị liệu để massage. Tuy nhiên, tình trạng đau vai của ông không những không cải thiện, ngày càng nghiêm trọng, thậm chí việc mặc quần áo hằng ngày cũng khiến ông đau đớn.

Người đàn ông bị nhức vai, đi khám sốc vì ung thư phổi giai đoạn cuối
Ông Vương - 50 tuổi bị đau vai trong thời gian dài

Cuối cùng khi không thể chịu đựng được nữa ông Vương đành đến bệnh viện kiểm tra. Khi nghe bác sĩ thông báo rằng mình đã bị ung thư phổi giai đoạn cuối, ông Vương đã vô cùng sốc.

Không chấp nhận được sự thật đau đớn này, ông Vương liên tục thắc mắc với bác sĩ, tại sao bản thân chỉ bị đau vai không có những triệu chứng điển hình của ung thư phổi như: ho, máu trong đờm,… lại bị ung thư phổi?

Bác sĩ cho biết, một khi có biểu hiện đau vai, phản ứng đầu tiên của nhiều người là viêm vùng vai. Tuy nhiên, các chuyên gia lại không nghĩ như vậy. Bởi vai là phần tiếp nối lưng, ngực, đốt sống cổ và cánh tay. Bất kỳ phần nào trong số này có vấn đề, tất cả đều gây nên cơn đau tại đây. 

Người đàn ông bị nhức vai, đi khám sốc vì ung thư phổi giai đoạn cuối - 1
Caption

Có 7,2% tỉ lệ bệnh nhân phát sinh đau vai khi bị ung thư phổi

Ví dụ, ung thư phổi và nhiều loại ung thư khi di căn cũng có thể gây đau vai. Đầu phổi là phần trên cùng của phổi, được bao quanh bởi các dây thần kinh và mạch máu. Sau khi đầu phổi bị ung thư, nó sẽ liên tục đè nén hoặc xâm nhập các dây thần kinh này, gây sưng và đau ở khớp vai, tương tự như các triệu chứng của vùng vai bị viêm.

Có khi đau có thể phát ra dọc theo cánh tay, còn có thể đi kèm với cử động chi trên và cảm giác bị cản trở. Thống kê cho thấy tỷ lệ phát sinh đau vai bệnh nhân ung thư phổi là 7,2%.

Cơn đau do ung thư phổi có đặc điểm, chính là càng ngày càng nghiêm trọng, bất luận là có triệu chứng ở đường hô hấp hay không (ví dụ như ho, ứ máu, đau ngực,…). Nếu điều trị theo phương pháp bình thường không có hiệu quả, cần phải cảnh giác với khả năng bị ung thư phổi, cố gắng đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị sớm.

Điều trị ngay ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân. Đặc biệt với người hút thuốc lá lâu năm, người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi… nên tầm soát ung thư phổi định kỳ.

Ngoài bệnh ung thư phổi, khi bị đau vai mọi người phải chú ý đến các bệnh sau:

1. Viêm túi mật: Viêm túi mật và sỏi mật có thể gây đau bụng ở góc phần tư bên phải, cũng có thể gây đau vai. Bệnh nhân thường có tiền sử bệnh lặp đi lặp lại các cơn đau vai.

Người đàn ông bị nhức vai, đi khám sốc vì ung thư phổi giai đoạn cuối - 2
Có nhiều bệnh nghiêm trọng có triệu chứng là đau vai như: viêm túi mật, thoái hóa đốt sống,...

2. Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim: thiếu máu cục bộ cơ tim không chỉ gây đau thắt ngực ở vùng phía trước, mà còn phát ra ở vai trái và các bộ phận khác. Đau thắt ngực thường được gây ra bởi sự mệt mỏi hoặc sự hưng phấn, cơn đau có thể giảm bớt sau khi nghỉ ngơi.

Nhồi máu cơ tim ngoài các cơn đau còn kèm theo hiện tượng da nhợt nhạt, đổ mồ hôi và khó thở... và các biểu hiện nghiêm trọng khác. Những người có tiền sử bệnh tim mạch vành nên đặc biệt thận trọng.

3. Thoái hóa đốt sống cổ: Đau phần xương cổ dẫn đến đau mỏi cổ, thường có cảm giác bị điện giật, đồng thời kèm theo đau vai, hoạt động khớp vai bị cản trở, đau ngón tay, chân tay lạnh.

Theo Hà Vũ (VietNamNet)

Nổi bật