Ung thư phổi là căn bệnh nghiêm trọng hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư. Tại Trung Quốc, tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi được xem là cao nhất, tỉ lệ tử vong cũng cao nhất do phát hiện bệnh muộn, khả năng điều trị thấp.
Với những hậu quả nghiêm trọng như vậy, việc phòng ngừa bệnh ung thư phổi là vô cùng cần thiết, bất kỳ ai cũng không nên coi nhẹ nguy cơ này, thậm chí, ngay cả khi đang trẻ khỏe, bạn đã phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề đó.
Làm sao để ngăn chặn được nguy cơ mắc ung thư phổi? Hãy xem những nguyên nhân dưới đây và bạn tự rút ra cho mình những điều nên làm và không nên làm. Nếu bạn đang có những thói quen xấu này thì nên tránh càng sớm càng tốt.
Những người có 6 thói quen này rất dễ bị ung thư phổi, bạn nên tránh xa
1. Uống bia rượu quá nhiều
Dù là loại rượu nào, có cồn hay không, thậm chí là bia các loại, rượu nho hoặc các loại rượu mạnh khác, nếu uống quá nhiều với số lượng lớn, bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư miệng, ung thư vòm họng và ung thư thanh quản với tỉ lệ rất cao và rõ ràng.
Vì vậy, hãy luôn nhớ rằng, rượu bia là "kẻ thù" của sức khỏe, không nên lạm dụng hoặc thỏa hiệp với việc uống rượu. Nếu vì lý do ngoại giao hoặc công việc, bạn có thể uống một ít khi không thể từ chối, mỗi ngày không nên uống quá 2 cốc/chén bia rượu.
2, Hút thuốc lá quá mức
Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư phổi, và những người hút thuốc có nguy cơ phát triển bệnh ung thư cao gấp từ 7-11 lần so với người không hút thuốc.
Hơn 30% các ca ung thư như ung thư phổi, ung thư thanh quản và ung thư thực quản có liên quan mật thiết với việc hút thuốc lá. Vì vậy, nếu bạn không muốn bị ung thư phổi, tốt nhất là không hút thuốc, hoặc càng ít càng tốt.
3, Ăn quá nhiều thịt đỏ
Nhiều người có thói quen thích ăn thịt mà không ăn đủ rau. Điều này mặc dù là sở thích cá nhân nhưng bạn không biết rằng đó có thể là mối nguy hại lớn đối với sức khỏe.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu bạn ăn quá nhiều thịt đỏ có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt, tỷ lệ mắc ung thư phổi cũng có sự liên quan và đang tăng cao hơn đáng kể theo thời gian.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, mỗi người nên duy trì lượng thịt đỏ (thịt động vật 4 chân) trong khoảng cho phép là 500g/tuần. Ngoài ra, bạn nên ăn thêm các loại thực phẩm động vật khác như gia cầm, thủy hải sản, chế phẩm từ đậu. Nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều rau củ quả.
4, Ăn muối quá mức
Ăn quá nhiều muối và thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm tăng tỷ lệ ung thư dạ dày và ung thư phổi. Tổng lượng muối hàng ngày bạn được phép ăn phải ít hơn 6 gram.
Ăn mặn cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, huyết áp, đột quỵ, sỏi thận, loãng xương…
5, Lười vận động, ít tập thể dục
Hiện nay, do tính chất công việc thay đổi so với trước, đa số người đều làm công việc cần phải ngồi nhiều hơn vận động, vì vậy, tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến nguyên nhân ít vận động ngày càng tăng cao.
Không những thế, sau một ngày dài ngồi ở văn phòng làm việc, nhiều người đã hết năng lượng, mệt mỏi, nên không còn hứng thú để tập thể dục, từ đó dẫn đến khả năng mắc bệnh tăng cao, theo thời gian sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, từ đó dẫn đến các bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư phổi và các bệnh ung thư khác.
Lời khuyên của các chuyên gia là hãy tích cực tham gia tập thể dục, vận động thường xuyên, mỗi ngày nên tập ít nhất khoảng 30 phút, duy trì hàng ngày để cơ thể hoàn toàn được chăm sóc đúng cách.
6, Ăn quá ít trái cây và rau củ quả
Nhiều người ngại ăn hoa quả hoặc ăn uống không đều đặn, điều này thật đáng tiếc bởi đây là một thực phẩm tuyệt vời nhất cho sức khỏe.
Không ăn trái cây, rau xanh hoặc ăn ít là một thói quen thiếu lành mạnh. Bởi hoa quả không chỉ làm giảm xác suất nguyên nhân khởi đầu của nhiều loại bệng ung thư phổi, họng, thanh quản, thực quản, mà đây còn là các chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người.
Vì vậy, ít nhất mỗi ngày bạn nên ăn đủ 5 phần rau củ quả (ít nhất là 400 gram) từ các chủng loại khác nhau, tốt nhất nên chọn đủ các chủng loại rau quả và màu sắc bao gồm đỏ, xanh, vàng, tím và màu sắc khác để đa dạng hóa thành phần dinh dưỡng.
Việc phòng ngừa ung thư phổi còn quan trọng ở chỗ bạn nên chú ý các triệu chứng sớm của bệnh, sẵn sàng đi khám sàng lọc và điều trị sớm nhất có thể.
Triệu chứng của ung thư phổi là gì?
30% bệnh nhân ung thư phổi có các triệu chứng đầu tiên như ho, nhưng triệu chứng không rõ ràng, chỉ cảm thấy hơi khó chịu, ho có tính chất kích thích, thông thường không xuất hiện đờm hoặc chỉ có một chút đờm màu trắng.
Sau đó tiếp tục dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và bắt đầu xuất hiện đờm đặc, điều trị 2 tuần sau vẫn không có dấu hiệu khỏi thì hãy cảnh giác.
50% bệnh nhân sẽ có triệu chứng ho ra máu, máu ứ đọng sẽ xuất hiện trong đờm. 10% bệnh nhân có triệu chứng sớm của tức ngực, khó thở xảy ra, chủ yếu là do ung thư gây ra bởi sự tắc nghẽn của viêm phổi, khuếch tán bệnh phế nang.
Đau ngực mãn tính xảy ra ở 30% bệnh nhân, các triệu chứng ban đầu thường khá nhẹ và vị trí không rõ ràng, khi các tế bào ung thư xâm nhập vào thành ngực, cơn đau sẽ tăng lên.
Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)