Tiểu Trần (22 tuổi, Quảng Châu, Trung Quốc) là một người thích chơi game về đêm. Đêm nào anh cũng thức chơi game đến khi buồn ngủ thì ngủ gục luôn trên bàn. Việc này đã khiến Tiểu Trần phải nhập viện.
Cụ thể, trong một đêm đang chơi game, Tiểu Trần lại cảm thấy buồn ngủ nên đã gối đầu lên cánh tay và ngủ gục trên bàn. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, anh cảm thấy cánh tay và cổ tay tê mỏi không thể nhấc lên được, thậm chí ngón cái và ngón trỏ còn mất cảm giác và gần như cả cánh tay bị tê liệt.
Tại Khoa Hồi phục chức năng, Bệnh viện tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) bác sĩ cho biết Tiểu Trần bị chấn thương dây thần kinh hướng tâm do chèn ép. Nguyên nhân là do Tiểu Trần có thói quen ngủ gối đầu lên cánh tay trong thời gian dài. Căn bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây teo cơ, biến dạng co gập ngón tay và khớp cổ tay.
Ngoài ra, thói quen ngủ gục trên bàn cũng dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Bệnh về não, tim, mạch máu
Ngủ gục trên bàn trong thời gian dài có thể dẫn tới hàng loạt bệnh mãn tính về tim, não và mạch máu. Lý do là vì tư thế ngủ này khiến làm tăng áp lực đè lên động mạch cổ, tim, phổi, dạ dày…
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Ở nữ giới, tư thế ngủ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần tử cung. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bệnh về đường hô hấp
Ngủ gục đầu trên bàn, gối lên tay khiến độ cong cơ thể tăng lên, áp lực dồn xuống phổi. Hơn nữa, máu và oxy cung cấp cho phổi không đủ, khiến cho việc hô hấp gặp khó khăn, ảnh hưởng chức năng hô hấp. Hậu quả là bạn có thể gặp các triệu chứng như tức ngực, khó thở…
Bệnh đường tiêu hóa
Nếu sau khi ăn mà ngủ gục lên mặt bàn luôn thì dạ dày sẽ bị đè nén, làm tăng gánh nặng cho nhu động. Hơn nữa, sau khi ăn cơ thể cần nhiều máu chảy về dạ dày, việc ngủ gục có thể khiến thiếu máu tim, không có lợi cho nhu động bình thường của dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa, dễ tạo triệu chứng đầy bụng, gây viêm dạ dày mãn tính. Đây có thể là nguyên nhân chính của việc tỉ lệ bệnh đường tiêu hóa của người phương Đông khá cao.
Bệnh về mắt
Khi ngủ ngục đè lên nhãn cầu, khiến mắt sưng, trục nhãn cầu dài ra, dễ làm tổn thương giác mạc và võng mạc, dẫn tới giác mạc biến dạng, độ cong thay đổi, còn có thể làm tăng nhãn áp, gây vòng mắt xanh. Ngoài việc ảnh hưởng thị lực, gây cận thị độ nặng, tăng xác suất bị mắc vòng mắt xanh, rất có thể còn đẩy nhanh chứng loạn thị. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều học sinh bị cận thị.
Bệnh dây thần kinh cột sống
Ngoẹo cổ và đè nén phần thân trên lâu dài sẽ khiến cơ cổ, cơ vai, và cơ vùng eo (cơ psoas) ở trong trạng thái căng thẳng, hình thành nên chứng nhức mỏi cơ vai cổ, khiến đốt sống cổ và đốt sống ngực biến dạng nhẹ.
Một người thường xuyên duy trì trạng thái cúi đầu, độ cong sinh lý của cổ sẽ thành hình chữ “C”, khi ngủ gục trên bàn, cổ uốn về phía trước, ngược lại với đặc điểm sinh lý của cổ, vì vậy sau khi ngủ dậy thường cảm thấy cổ nhức mỏi, tay chân tê rần.
Bên cạnh đó khi ngủ gục, đầu nghoẹo sang một bên, khiến cơ bắp 2 bên không cân xứng, một bên co, một bên duỗi, dây chằng và cơ cổ căng lên gấp bội, khiến cơ sau cổ mệt mỏi quá độ, sẽ dồn hết trọng lực lên xương đốt sống cổ, lâu dài sẽ tạo thành thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gây bệnh về đốt sống cổ. Thêm vào đó, do phần thân trên bị chèn ép nhiều ngày, dẫn tới cong cột sống, làm xuất hiện triệu chứng tổn thương cơ psoas.
Theo Trần Thu Thủy (Saostar.vn)