Theo hãng tin ANI, các chuyên gia Meredith Coles và Jacob Nota của Đại học Binghamton (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu nhằm làm rõ vấn đề trên.
Bà Coles giải thích rằng mọi người có một số xu hướng có suy nghĩ dính chặt trong đầu và tư duy tiêu cực tăng cao của họ khiến họ khó thoát khỏi những tác nhân kích thích tiêu cực.
“Trong khi những người khác có thể tiếp nhận thông tin tiêu cực và lướt qua, các đối tượng gặp khó khăn trong việc phớt lờ nó”, bà Coles nói.
Nhóm của bà đã xem xét thời điểm và độ dài giấc ngủ ở những cá nhân có những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại từ mức trung bình đến cao.
Các đối tượng được cho tiếp xúc với những bức tranh khác nhau nhằm kích hoạt phản ứng xúc cảm, và các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự chú ý của họ thông qua các cử động mắt.
Phát hiện của họ cho thấy những sự gián đoạn giấc ngủ có liên quan đến tình trạng khó dịch chuyển sự chú ý khỏi thông tin tiêu cực, vốn cho thấy giấc ngủ là một phần của cái khiến những suy nghĩ tiêu cực lởn vởn và can thiệp vào cuộc sống của mọi người.
Họ giải thích rằng những suy nghĩ tiêu cực được cho là khiến con người dễ bị những kiểu rối loạn tâm lý khác nhau như lo lắng hoặc trầm cảm.
Các chuyên gia Anh đang tiếp tục đi sâu nghiên cứu phát hiện trên, bao gồm đánh giá xem thời điểm và độ dài giấc ngủ có thể góp phần như thế nào vào sự phát triển hoặc duy trì những rối loạn tâm lý.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Science Direct.
Theo Quyên Quân (Thanh Niên Online)