Thời tiết khác nhau sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thi thoảng sau khi thức dậy, bạn cảm thấy miệng có vị đắng, nuốt nước bọt có vị đắng hoặc lưỡi có chút sưng nhẹ thì cũng đừng coi đó là hiện tượng bình thường, mà thực tế có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của căn bệnh nào đó.
Đặc biệt là buổi sáng sau khi ngủ dậy, triệu chứng này trở nên rõ ràng hơn.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ dậy cảm thấy đắng miệng
Nếu triệu chứng này xảy ra một vài lần, nó có thể được giải thích rằng cơ thể bạn đang bị bốc hỏa, nóng trong. Nhưng nếu triệu chứng này xảy ra mỗi ngày, nó có thể là dấu hiệu của bệnh nóng gan, mật và dạ dày. Mặc dù cả hai bệnh trên đều gây ra cảm giác đau và đắng trong miệng, nhưng chúng vẫn có sự khác biệt nhất định mà bạn nên biết.
Nếu cảm giác đắng miệng gây ra bởi gan và túi mật bị nhiệt ẩm, trong miệng sẽ cảm thấy vị cay đắng rõ ràng, ngoài cảm giác bị khô miệng, thì toàn bộ vùng miệng, răng đều rất khô, cũng như cả hai bên vùng mặt cảm thấy đau, nước tiểu vàng hoặc mót tiểu, tiểu dắt, các triệu chứng này có thể được xem là dấu hiệu của gan và túi mật bị ẩm nhiệt - một khái niệm bệnh trong Đông y.
Còn triệu chứng đắng miệng do dạ dày nóng, gây ợ nóng thì có sự khác biệt hơn so với chứng nóng ẩm gan mật nêu trên.
Ngoài việc gây ra các cảm giác sưng đau vùng răng, đau toàn mồm và khó chịu vùng dạ dày ra, nếu bạn uống thêm nhiều nước, vẫn cảm thấy khát, khô miệng, uống nước xong cũng không thể giải quyết được vấn đề.
Nhiều người hiện vẫn chủ quan với chứng đắng miệng vì cho rằng nó chỉ là hiện tượng sức khỏe bất bình thường nào đó nhưng không nghiêm trọng. Trên thực tế, đắng miệng chỉ là một phần của bệnh, nhưng nếu để lâu, bệnh sẽ tiến triển nặng dần lên, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, tiếp đến sẽ là viêm túi mật, viêm chân răng và các triệu chứng khác.
Những giải pháp khắc phục tình trạng đắng miệng
Trong thực tế, các triệu chứng chủ yếu là do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và thói quen sinh hoạt thất thường gây ra, ngoài việc bạn cần đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị, có thể kết hợp với các phương pháp sau để giảm bớt các triệu chứng đau, khô và đắng miệng.
1, Uống vitamin C
Đừng đơn giản nghĩ rằng loại vitamin này chỉ có hiệu quả đối với phụ nữ như một loại mỹ phẩm. Trong thực tế, nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng khô miệng và cay đắng rát miệng.
Hãy nhớ rằng vitamin C tốt nhưng đừng lạm dụng nó hàng ngày, chỉ cần uống 2 viên x 3 lần/ngày là đủ. Có nhiều loại vitamin C được bán trên thị trường và bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Khi uống vitamin C, bạn có thể đặt viên thuốc dưới lưỡi, nếu các triệu chứng miệng khô đắng đang ở mức nhẹ thì khoảng 3 ngày để có thể cải thiện tình trạng bệnh. Nhưng nếu bạn không đi đến bệnh viện khám, các triệu chứng bệnh có vẻ nặng lên rõ ràng hơn, thì phương pháp này chỉ có thể đóng một vai phụ trong việc điều trị.
2, Cải thiện chế độ ăn uống
Nếu bạn bị các triệu chứng như trên, chế độ ăn uống hàng ngày cũng cần phải được điều chỉnh cho phù hợp, nên ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa.
Những loại thức ăn lạnh và cay tốt nhất là không ăn, vì chúng có tác dụng kích thích trên cơ thể. Các thực phẩm có dầu mỡ cũng tốt nhất là ăn ít hơn, điều này không có lợi cho quá trình tiêu hóa.
3, Uống nước quả lê
Lê là một loại trái cây phổ biến, nếu có dấu hiệu nóng gan mật hay dạ dày, có thể thử uống nước lê để giảm triệu chứng đau và khô miệng.
Lê gọt vỏ bỏ hạt, thêm đường và nước đun trong vòng 30 phút thành nước để uống như trà. Nước lê không chỉ có vị ngon, mà còn làm giảm các triệu chứng cay đắng nóng rát trong miệng.
4, Uống nhiều nước hơn
Một số người không chủ động uống nước, và chờ cho đến khi miệng khát khô mới chịu khó uống nước, thực tế điều này rất tệ hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ngoài ra, ăn nhiều rau và hoa quả cũng tốt.
5, Ăn hạt sen
Cháo hoặc chè sen là một món ăn phổ biến, thường là lựa chọn đầu tiên cho phụ nữ. Trong thực tế, loại chè này có thể làm giảm các triệu chứng của vị đắng trong miệng.
Cách làm lại vô cùng đơn giản. Bạn cso thể nấu 30 gram hạt sen, 15 gram gạo với một lượng đường thích hợp vào nồi trong khoảng nửa giờ là có thể sử dụng.
Theo Vân Hồng ( Soha/ Sức Khỏe)