Bài viết này của Tiến sĩ Mao Chí Kiên, Bác sĩ Nam khoa, tiết niệu, ủy viện Hội Y học Trung Quốc chia sẻ về một trường hợp bị cùng lúc 2 bệnh ung thư xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh.
Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho mỗi người để từ đó có thể sớm thay đổi lối sống của bản thân, chăm sóc sức khỏe cẩn thận và an toàn hơn.
Hối hận muộn màng khi nghe tin mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư
Ông Thường, 50 tuổi, có thể nói là người có lối sống vô cùng tùy tiện, không biết đến việc kiêng kỵ hay giữ gìn sức khỏe. Cuối cùng, sau những bất thường của sức khỏe và đau đớn, ông cũng đã được chẩn đoán là bị ung thư.
Trên giường bệnh, ông kể với các bác sĩ trong tâm trạng đau khổ và hối hận tột cùng, mỗi ngày, ông đều uống rượu, có khi lên đến nửa chai. Không chỉ dừng lại ở đó, ông có thói quen hút thuốc. Không giống người khác, ông hút liên tục cả ngày, từ 1-2 bao thuốc lá.
Là người có cuộc sống tự do, bản tính hay "tiếc của" nên ông thường xuyên ăn thức ăn thừa để qua đêm vì không muốn đổ đi, sợ lãng phí.
3 thói quen nêu trên mà ông Thường vừa chia sẻ cho bác sĩ khiến cho nhóm bác sĩ điều trị cho ông cảm thấy rất ái ngại. Bởi theo như ông Thường kể thì thói quen này ông đã duy trì liên tục hơn 30 năm qua, bệnh tình trong cơ thể cũng từ đó mà lớn dần lên theo thời gian, ông không hề hay biết.
Các bác sĩ nói, "Hơn 30 năm hút thuốc và uống rượu, ăn thức ăn thừa, được xem là các yếu tố góp phần gây ra ung thư!" Sau khi thăm khám chi tiết, bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tuyến giáp, cổ đầu của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang (TQ) cho biết thêm.
Theo tình trạng hiện nay của ông Thường, hiện tại đã gặp khó khăn trong việc ăn uống và khi kết hợp với nhiều thói quen xấu, trong thâm tâm ông đã hiểu rằng, bản thân mình có lẽ sẽ phải chịu đựng sự đau đớn cho đến khi chết.
Khi nói về những ngày tháng trước đó của mình, ông Thường kể rằng, vài năm trước, ông bỗng nhiên cảm thấy khó chịu và đau họng, đến bệnh viện địa phương để thăm khám và điều trị, bác sĩ đã xem xét tình trạng viêm do uống quá nhiều rượu và thuốc lá, chống viêm và giảm đau và điều trị triệu chứng khác được cải thiện.
Tuy nhiên, trong vài năm qua, các triệu chứng của ông đã lặp đi lặp lại và ông đã đi khám và điều trị khá nhiều lần nhưng không đem lại kết quả như mong muốn. Vào tháng 3 năm nay, ông Thường dường như có cảm giác khó ăn khó nuốt và các triệu chứng bệnh của ông có xu hướng tăng nặng dần lên, tình trạng sức khỏe xấu đi nhanh chóng.
Vào tháng 5, ông đã nhận thấy rằng tình trạng bệnh của mình phát triển đến mức báo động, rất tệ. Thậm chí gần như không ăn được cơm nữa, cảm giác khó nuốt và đau đớn xảy ra trong từng miếng cơm. Sau đó, ông gần như chỉ có thể ăn các món ăn thuộc nhóm chất lỏng và mềm như cháo và mì.
Ông lại quay trở lại phòng khám ở cad bệnh viện, bác sĩ tại phòng khám địa phương đã tiến hành nội soi thanh quản và tìm thấy một "sinh vật mới", bác sĩ tiếp tục sử dụng máy soi dạ dày để kiểm tra, nhưng "sinh vật mới" quá lớn, đến nỗi không thể soi vào được sâu hơn bên trong, khối u đã quá to che khuất tầm nhìn của máy nội soi, báo động tình trạng bệnh ở mức nghiêm trọng.
Sau lần kiểm tra này, ông Thường đã được các bác sĩ giới thiệu chuyển lên bệnh viện tuyến trên để chính thức điều trị.
Đổi tuyến khám, ông Thường được bác sĩ bệnh viện tuyến trên nhanh chóng chẩn đoán và kết luận ông bị mắc bệnh ung thư vòm họng liên quan đến thực quản, và nó đã tiến triển đến giai đoạn muộn.
Theo kinh nghiệm lâm sàng của các bác sĩ điều trị, một số bệnh nhân bị ung thư vòm họng sẽ bị ung thư thực quản cùng một lúc, vì vậy nhóm bác sĩ đã ngay lập tức sắp xếp lịch khám thực quản cho ông Thường.
Đúng như dự đoán, kết quả khám xác nhận rằng ông cũng bị thêm bệnh ung thư thực quản. Ông gần như ngất xỉu khi nghe tin dữ như vậy. Lúc này, cảm giác hối hận phủ kín tâm trí ông.
Xem xét đến những rủi ro và khó khăn của phẫu thuật, các bác sĩ đã thảo luận kỹ lưỡng và xây dựng lên một kế hoạch phẫu thuật chi tiết.
Toàn bộ ca phẫu thuật cho ông Thường kéo dài trong 6 giờ. May mắn thay, ông đã hồi phục, không bị biến chứng nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật. Cuộc đời ông từ đây sẽ rất khó khăn.
Đây chỉ là một trường hợp bệnh nhân điển hình, đại diện cho nhóm bệnh nhân có lối sống tùy tiện, cẩu thả và không quan tâm chăm sóc sức khỏe.
Do đó, theo bác sĩ Kiên, mỗi người đều nên trang bị kiến thức và chăm lo sức khỏe của mình thật cẩn thân và chu đáo, kiên trì hàng ngày, từ đó mới có thể ngăn ngừa sớm được những căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng.
Ung thư vòm họng, ung thư thực quản, việc phòng ngừa là rất quan trọng
1. Chú ý loại bỏ thói quen hút thuốc và uống rượu ra khỏi lối sống hàng ngày.
2. Chú ý đến chế độ ăn uống phong phú, bổ sung vitamin A và các nguyên tố vi lượng khác nhau.
3. Giảm sự tiếp xúc với bức xạ ion hóa và các hóa chất độc hại để cải thiện môi trường làm việc của các nhóm có nguy cơ cao.
4. Tăng cường tập thể dục và phát triển thói quen sống tốt.
5. Thường xuyên kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ, để nếu có bệnh thì được phát hiện sớm và điều trị sớm.
Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)