1. Đun dầu bốc khói mới cho thực phẩm vào chiên xào
Một số người có thói quen để dầu trong nồi bốc khói mới cho rau vào xào hoặc cho thực phẩm vào chiên rán. Trên thực tế dầu ăn đã thông qua tinh chế, loại bỏ nhiều tạp chất có xu hướng "bốc khói" và điểm khói tương đối cao.
Dầu bắt đầu bốc khói, cho thấy nhiệt độ đã rất cao, lúc này mới cho thực phẩm vào xào hoặc chiên, sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng của thực phẩm, hơn nữa còn dễ sản sinh ra chất gây ung thư , chẳng hạn như aldehyde.
2. Nấu quá lâu, đun đi đun lại thức ăn thừa
Bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu trên bếp, hoặc đun đi đun lại nhiều lần trước khi ăn sẽ làm thực phẩm bị biến chất - sản sinh ra chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản xuất ra chất gây ung thư… Đặc biệt việc nấu các món rau, củ kéo dài, những món ninh nhiều tiếng đồng hồ không chỉ phá vỡ nhiều loại vitamin trong thực phẩm mà còn làm tăng hàm lượng các chất độc hại lên mức cao hơn.
3. Sử dụng thớt cho thực phẩm sống và chín
Khi thái thực phẩm sống trên thớt, vi khuẩn và các chất cặn trong thực phẩm, có một số thực phẩm sống còn chứa lượng lớn ký sinh trùng lưu lại trên thớt. Nếu sau lại sử dụng thớt để cắt thái thực phẩm chín, vi khuẩn sẽ trực tiếp làm nhiễm bẩn thực phẩm nấu chín, ăn vào cơ thể sẽ gây bệnh. Thậm chí ngay cả trước khi sử dụng, khử trùng thớt bằng nước sôi cũng không thể loại bỏ vi khuẩn.
4. Không bật máy hút mùi hoặc không mở cửa thông gió
Trong khói dầu chứa rất nhiều chất có hại, nếu hít phải sẽ gây tổn thương cho cơ thể. Những người mắc bệnh hô hấp hoặc bị hen suyễn sẽ làm tăng thêm tình trạng của bệnh. Có người không thích bật máy hút mùi hoặc tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu, hoặc không mở cửa thông gió, những hành vi này rất có hại cho sức khỏe.
Trong nhà bếp vẫn còn lưu lại một lượng khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa. Chính lượng khí thải luẩn quẩn trong nhà góp phần tạo nên bệnh ung thư… Tốt nhất là sau khi nấu ăn xong 3 - 5 phút hãy tắt máy hút mùi để đảm bảo khí thải được hút hết ra ngoài hoặc luôn mở của sổ thông thoáng trong quá trình nấu ăn.
5. Sử dụng dầu nhiều lần
Khi chiên, lượng dầu sử dụng lớn, một số gia đình sẽ dùng lại dầu thừa nấu cho lần tiếp theo. Tuy nhiên, khi dầu đã đun ở nhiệt độ cao, sẽ sản sinh các chất oxy hóa độc hại của dầu và axit béo trans, dầu tiếp tục được nấu ở nhiệt độ cao, việc sản xuất chất gây ung thư sẽ tăng mạnh. Dầu đã qua sử dụng đã bị oxy hóa, nếu không được bảo quản đúng cách càng dễ bị biến chất.
6. Xào nấu cho quá nhiều gia vị
Để có món ăn ngon, nhiều người thường nấu ăn với rất nhiều loại gia vị, trong đó cũng cho thêm nhiều muối. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc áp dụng chế độ ăn nhiều muối trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch đồng thời dễ dẫn tới đột quỵ . Không những thế, ăn quá nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày .
Chuyên gia y tế cũng khuyên rằng, nên lựa chọn những thực phẩm ít muối và ít béo cho cả gia đình là an toàn nhất. Tuyệt đối hạn chế ăn các loại đồ ngâm và đồ muối lên men.
Theo Hà Vũ (Báo Dân Sinh)