Trong nước dừa chứa carbohydrate dễ tiêu hoá dưới dạng đường, cùng một loạt vitamin C, B, khoáng chất và các chất điện giải.
Với hàm lượng dưỡng chất cao, uống nước dừa với lượng vừa phải giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, bao gồm chất đạm, đường, kali, canxi, magie, sắt và natri. Những thành phần này giúp bù dịch cho trường hợp tiêu chảy cấp, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Không những vậy, uống nước dừa còn giúp loại bỏ các gốc tự do – tác nhân gây stress oxy hóa, dẫn đến hỏng tế bào và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý. Công dụng này của nước dừa đạt được là nhờ vào cơ chế làm thay đổi các gốc tự do và ức chế khả năng gây hại cho tế bào của chúng.
Một số nghiên cứu chứng minh rằng uống nước dừa có thể làm giảm mức đường huyết, đồng thời cải thiện đáng kể các nguy cơ sức khoẻ khác ở những người mắc tiểu đường. Các hoạt chất trong nước dừa giúp ngăn chặn sự kết dính của những tinh thể như oxalat và canxi... trong nước tiểu, thận và các cơ quan khác của đường tiết niệu. Nhờ đó, bệnh sỏi thận có thể được đẩy lùi đáng kể khi uống nước dừa điều độ.
Ngoài những tác dụng trên, nước dừa cũng giúp kiểm soát huyết áp khá tốt. Những người tăng huyết áp có thể tiêu thụ nước dừa để cải thiện mức huyết áp. Mặt khác, một số nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy, uống nước dừa có thể chống huyết khối và ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Tuy nhiên, không phải ai uống nước dừa cũng đem lại nhiều lợi ích.
Những ai không nên uống nước dừa?
Người bị tiểu đường: Nước dừa có hàm lượng đường tự nhiên cao. Người bị tiểu đường nên hạn chế uống nước dừa hoặc chỉ uống một lượng nhỏ.
Người mắc các bệnh lý thận: Nước dừa có hàm lượng kali cao, do đó người có bệnh lý thận, tăng kali máu nên hạn chế uống nước dừa hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Người bị dị ứng với dừa hoặc chất béo: Nên uống nước dừa hoặc chỉ uống một lượng nhỏ.
Người bị rối loạn tiêu hóa: Vì nước dừa có khả năng kích thích tiêu hóa nên người bị rối loạn tiêu hóa cần hạn chế sử dụng.
Người bị tăng triglycerides: Bạn nên hạn chế uống nước dừa hoặc chỉ uống một lượng nhỏ do nước dừa có hàm lượng chất béo và triglycerides cao.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, bào thai vẫn chưa bám chắc hoàn toàn vào thành tử cung của mẹ bầu, vì vậy nếu uống nước dừa sẽ gây lạnh cơ thể và dễ tiềm ẩn nguy cơ sảy thai.
Mặt khác, phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai khi tiêu thụ nhiều nước dừa có thể làm tăng các triệu chứng ốm nghén, gây khó tiêu và suy giảm chức năng chuyển hoá của cơ thể.
Những lưu ý khi uống nước dừa
Chỉ nên uống tối đa 1 trái dừa mỗi ngày. Uống nước dừa 3 - 4 trái/ngày sẽ làm sức khỏe suy yếu đi, rất dễ gây tụt huyết áp.
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì sẽ gây đầy bụng.
- Tốt nhất nên uống nước dừa nguyên chất, không nên pha cùng bất cứ thứ gì.
- Sau khi đi ngoài trời nắng về uống nước dừa từng chút một vì uống quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng như: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
- Khi chơi thể thao thì không nên uống nhiều nước dừa, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ.
PN (SHTT)