Trên thực tế, chỉ cần để thực phẩm lâu hơn 8 tiếng, đã được coi giống như là món ăn để qua đêm. Vậy món ăn để qua đêm có thực sự gây hại sức khoẻ hay không?
Nhiều thực phẩm hàng ngày của chúng ta có chứa nitrat, những thực phẩm này rất dễ sinh ra vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác khi bảo quản ở nhiệt độ phòng. Dưới tác động của các vi sinh vật này, nitrat mà chúng chứa sẽ bị oxy hóa và khử thành nitrit. Trong hóa học hữu cơ, nitrit là một chất độc rất có hại cho cơ thể con người.
Thông thường trong bữa ăn của nhiều người có chứa nhiều nitrit, sau khi ăn thực phẩm, các amoniac và nitrit sinh học trong cơ thể kết hợp với nhau tạo thành chất gây ung thư mạnh, khiến các mô phát triển thành ung thư. Theo các nghiên cứu liên quan, nếu cơ thể con người càng chứa nhiều nitrosat thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư ruột càng cao.
Thông thường trong các loại thực phẩm qua đêm, hàm lượng nitrit không quá nhiều. Theo các thử nghiệm liên quan, tương ứng với các món ăn trong các khoảng thời gian và điều kiện bảo quản khác nhau, hàm lượng nitrit cũng thay đổi.
3 loại thức ăn sau khi để qua đêm, tốt nhất không nên ăn
1. Hải sản: Hải sản khi để qua đêm sẽ tạo ra sản phẩm phân giải protein, những chất này sẽ làm tổn thương chức năng gan thận, dễ mắc các bệnh ung thư như suy thận, hoại tử gan.
2. Sữa đậu nành: Nếu chúng ta để sữa đậu nành tự làm quá lâu sẽ dễ sinh ra nhiều vi khuẩn, vi khuẩn sẽ phân hủy protein, các chất sinh ra sẽ có hại cho cơ thể.
3. Mộc nhĩ ngâm: Nếu ngâm nấm tại nhà thì phải chú ý lượng ăn là bao nhiêu, chỉ nên ngâm mộc nhĩ đủ ăn, vạn lần không nên ngâm quá nhiều để ăn tiếp vào ngày hôm sau. Vì mộc nhĩ để qua đêm chứa nhiều nitrit gây độc.
Từ xa xưa đã luôn hướng tới việc quý trọng thực phẩm, vì vậy việc không ăn thực phẩm để qua đêm là điều khó xảy ra. Do đó, việc bảo quản thực phẩm hợp lý và khoa học là điều quan trọng hơn cả.
Giữ thức ăn thừa một cách khoa học và hợp lý
1. Cất riêng thức ăn thừa
Chúng ta cho các loại thức ăn thừa khác nhau vào các hộp sạch khác nhau và cất riêng để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn và mùi hôi giữa các loại thực phẩm. Cũng có thể được đặt thực phẩm trong một đĩa và bọc trong màng bọc thực phẩm. Nếu muốn bảo quản trong tủ lạnh, bạn phải đợi đến khi thực phẩm nguội hẳn rồi mới cho vào tủ lạnh.
2. Hâm lại thực phẩm ở nhiệt độ cao
Thực phẩm lấy ra khỏi tủ lạnh phải được đun ở nhiệt độ cao, vì đun ở nhiệt độ cao là cách tốt nhất để tiệt trùng. Đun nóng ở nhiệt độ cao có thể làm mất hoạt tính của vi khuẩn và protein hư hỏng, do đó nó sẽ không có các tác động xấu đến cơ thể chúng ta.
Như người ta thường nói, bệnh tật từ miệng mà ra. Vì sức khỏe, chúng ta vẫn cố gắng tránh ăn một số loại thực phẩm để qua đêm, đặc biệt là những loại rau xanh, sau thời gian bảo quản lâu không nên ăn, không có lợi cho sức khỏe.
Chúng ta có thể dự trữ đồ ăn qua đêm một cách khoa học và hợp lý, thỉnh thoảng ăn cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nhớ không nên để đồ ăn qua đêm thường xuyên vì sẽ khiến nitrit tích tụ trong cơ thể, các mô khác nhau của cơ thể cũng sẽ có tác động và có nguy cơ ung thư
Theo Hà Vũ (Nhịp Sống Việt)