Mùa đông thủ sẵn trong bếp 3 'liều thuốc quý' giá vài ngàn này, khi cần lôi ra trị bệnh còn hiệu nghiệm hơn thần dược bạc triệu

23/12/2020 16:06:31

Ngay trong gian bếp của nhà bạn cũng đang chứa các "thần dược", chỉ có điều bạn chưa biết áp dụng đúng cách để chúng phát huy hiệu quả mà thôi.

Đối với nhiều người, thời tiết lạnh là khoảng thời gian vô cùng tốt đẹp để cùng nhau thưởng thức những món ăn ấm cúng, ngọt ngào. Thế nhưng dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thú nhận rằng mùa đông là thời điểm dễ ốm nhất trong năm. Cảm lạnh, viêm họng hay đau khớp là những căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải khi thời tiết mưa phùn, ẩm ướt và lạnh giá.

Để nâng cao sức đề kháng và trị bệnh triệt để, hẳn các gia đình sẽ phải bỏ ra những số tiền không nhỏ để mua thuốc bổ, thuộc trị bệnh. Nhưng có lẽ bạn không biết, ngay trong gian bếp của nhà bạn cũng đang chứa các "thần dược", chỉ có điều bạn chưa biết áp dụng đúng cách để chúng phát huy hiệu quả mà thôi.

Dưới đây, lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) sẽ chỉ cho bạn 3 "loại thuốc quý" rẻ bèo, giá vài ngàn có sẵn trong bếp và cách sử dụng đúng nhất.

1. Hành lá

Theo Đông y, hành có vị cay, tính nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng… Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ hành để trị một số bệnh vặt dễ dàng, như sau:

- Trị cảm mạo, nhức đầu, nghẹt mũi: Chuẩn bị 30g hành trắng, 10g gừng tươi, 20g tía tô. Đem những nguyên liệu trên đi sơ chế sạch rồi sắc uống.

- Chữa phong hàn: Hành lá 10g, lá tía tô 10g đem đi thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo trắng rồi cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.

Mùa đông thủ sẵn trong bếp 3 'liều thuốc quý' giá vài ngàn này, khi cần lôi ra trị bệnh còn hiệu nghiệm hơn thần dược bạc triệu
Hành là gia vị của rất nhiều món ăn ngon.

- Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Tất cả giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.

- Trị bí tiểu tiện: Đem 4 khóm hành đi giã nát, sao nóng, chườm ở bụng dưới hễ nguội thay gói khác là thông ngay, ngoài ra bạn cũng nên kết hợp điều trị bằng việc uống nước râu ngô.

Mùa đông thủ sẵn trong bếp 3 'liều thuốc quý' giá vài ngàn này, khi cần lôi ra trị bệnh còn hiệu nghiệm hơn thần dược bạc triệu - 1
Cháo hành là thực phẩm trị phong hàn.

Lưu ý: Hành có tính phát tán, không nên dùng quá nhiều kẻo hại mắt. Không ăn hành với đường, mật, thịt chó.

2. Củ gừng

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, trong Đông y gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Các cách sử dụng gừng để trị bệnh mùa đông như sau:

Mùa đông thủ sẵn trong bếp 3 'liều thuốc quý' giá vài ngàn này, khi cần lôi ra trị bệnh còn hiệu nghiệm hơn thần dược bạc triệu - 2

- Chữa cảm nóng, cảm lạnh, cảm gió hoặc sốt: Dùng 7 lát gừng tươi, 7 củ hành, một bát nước sắc, uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Trị cảm, ho, khó thở: 7 lát gừng tươi, một thìa trà tầu, một quả chanh tươi, một thìa rượu mạnh, một thìa mật ong sắc uống.

- Đau bụng, trướng bụng: Gừng tươi sắc nước uống.

- Trị sốt rét, ho có đờm: Gừng nướng kỹ, gọt sạch, thái nuốt, ngậm nuốt nước.

- Gừng tươi giã đắp chữa chấn thương, đau ngực.

Để tránh bị gió độc khi đi làm sáng sớm, lương y Sáng khuyên trước khi ra ngoài nên dùng gừng một miếng, nhai ngậm nuốt dần.

Mùa đông thủ sẵn trong bếp 3 'liều thuốc quý' giá vài ngàn này, khi cần lôi ra trị bệnh còn hiệu nghiệm hơn thần dược bạc triệu - 3
Từ gừng, bạn có thể chế biến biết bao thực phẩm hấp dẫn.

Lưu ý: Không nên gọt vỏ củ gừng mà chỉ nên rửa sạch dưới nước kẻo làm mất tác dụng quý báu của nó. Người bị huyết áp cao, phụ nữ đang mang thai, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, người nóng trong... không nên dùng nhiều gừng.

3. Củ tỏi

Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế. Đông y sử dụng tỏi làm thuốc theo những cách sau:

Mùa đông thủ sẵn trong bếp 3 'liều thuốc quý' giá vài ngàn này, khi cần lôi ra trị bệnh còn hiệu nghiệm hơn thần dược bạc triệu - 4
Đông y sử dụng tỏi làm thuốc theo nhiều cách.

- Tránh cảm mạo, cảm cúm: Giã tỏi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước sôi để nguội, tỷ lệ bằng nhau. Dùng dịch tỏi này nhỏ mũi.

- Trị cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi, ho hen: Giã tỏi nát rồi sau đó xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần.

- Điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Giã tỏi vắt lấy nước cốt trộn với dầu vừng hoặc mật ong nửa nọ, nửa kia, rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông thấm thuốc nhét vào mũi.

- Trị ho lâu ngày, viêm khí quản mạn: Lấy 500g tỏi bóc vỏ rồi sau đó cho 50g muối để muối tỏi. Sau 3 ngày lấy ra hong khô, ngâm với giấm ăn, cho một ít đường, ngâm 2-3 ngày thì ăn được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một ít giấm tỏi. Ăn 15 ngày nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp để điều trị bệnh.

- Chữa viêm khớp, đau khớp: Đem lượng tỏi vừa đủ và lá lốt đun sôi để xông. Sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng để chườm. Ngày làm 2 lần sáng và tối.

Mùa đông thủ sẵn trong bếp 3 'liều thuốc quý' giá vài ngàn này, khi cần lôi ra trị bệnh còn hiệu nghiệm hơn thần dược bạc triệu - 5
Tỏi cũng là một gia vị thơm ngon.

Lưu ý: Người bệnh gan, bị huyết áp thấp, bệnh nhân tiêu chảy... không nên dùng tỏi.

Theo Tiểu Vy (Pháp Luật & Bạn Đọc)