Bệnh tiểu đường được biết đến là một yếu tố nguy cơ đối với các trường hợp mắc COVID-19 nghiêm trọng. Nhưng bằng chứng mới cho thấy điều ngược lại cũng có thể đúng. Một số bệnh nhân đã hồi phục sau COVID-19 lại phát hiện mắc bệnh tiểu đường, bao gồm loại 1 và loại 2. Kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu được công bố vào tháng 11 năm 2020 trên Tạp chí Tiểu đường, Béo phì và Chuyển hóa, do các nhà nghiên cứu từ một số trường đại học bao gồm Đại học McMaster ở Canada thực hiện.
Hơn 1/10 bệnh nhân mắc COVID-19 (14,4%) mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường sau khi đã âm tính trở lại. Kết luận này được đưa ra qua 8 nghiên cứu trên 3.700 ca bệnh.
Theo các tác giả của nghiên cứu, các trường hợp mới mắc bệnh tiểu đường có thể là kết quả của chứng viêm và các vấn đề insulin liên quan đến COVID-19.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng trong số các trường hợp nghiên cứu, có thể một số bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường và không biết về nó cho đến khi họ nhập viện vì COVID-19.
Nhưng bằng chứng cũng cho thấy COVID-19 có thể đủ để làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe chuyển hóa hiện có thành bệnh tiểu đường loại 2 toàn diện, theo Tiến sĩ Jose Aleman, trợ lý giáo sư nội tiết tại NYU Langone Health.
Tiến sĩ Aleman nói với Insider: "Tình trạng căng thẳng dẫn đến nồng độ hormone điều chỉnh tăng cao làm tăng lượng đường trong máu để giúp cơ thể chống lại bất cứ sự viêm nhiễm nào mà nó đang đối mặt, chẳng hạn như bệnh tật hoặc chấn thương. Đối với những người có bệnh lý nền, điều đó có thể đủ để đẩy họ nguy kịch hơn". Những bệnh lý nền được đề cập bao gồm tiền tiểu đường, béo phì, kháng insulin hoặc huyết áp cao. Điều đó có thể giải thích cách virus có liên quan đến các trường hợp mới mắc bệnh tiểu đường loại 2, xảy ra khi mọi người trở nên kém đáp ứng với insulin và kết quả là kiểm soát lượng đường trong máu.
Các chuyên gia bối rối hơn trước các trường hợp mới của bệnh tiểu đường loại 1
Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi mọi người trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin, loại 1 xảy ra khi mọi người không sản xuất đủ insulin ngay từ đầu, do thiếu các tế bào cụ thể trong tuyến tụy được gọi là tế bào beta.
Theo tiến sĩ Aleman, giả thuyết tốt nhất mà chúng ta hiện có là COVID-19 có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và phá hủy một số tế bào của chính cơ thể trong khi chống lại virus.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2, hoặc phản ứng miễn dịch của cơ thể với nó, có thể phá vỡ tế bào beta trong tuyến tụy, có khả năng gây ra bệnh tiểu đường loại 1.
Bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch hoặc người lớn tuổi có vấn đề về hệ miễn dịch, dễ đối mặt với nguy cơ này.
Hiện tại, các nhà khoa học không biết liệu bệnh tiểu đường liên quan đến Covid-19 có kéo dài không.
Tiến sĩ Aleman khuyến cáo những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên bắt đầu điều trị các triệu chứng như béo phì và lượng đường trong máu cao ngay bây giờ như một biện pháp phòng ngừa.
Theo TT (Pháp Luật & Bạn Đọc)