Mỗi lần ăn xong cơ thể lại 'phản ứng dữ dội' theo cách này, bạn cần đi khám dạ dày khẩn cấp vì đó là dấu hiệu của bệnh ung thư

07/10/2020 13:38:58

Bệnh ung thư dạ dày là bệnh có thể phòng ngừa. Nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giải đoạn đầu.

Những người mắc bệnh dạ dày hầu hết đều có một cơ thể yếu ớt, gầy gò, sức đề kháng suy giảm vì dạ dày là cơ quan tiêu hoá thức ăn, khi cơ quan này mắc bệnh thì cơ thể không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Theo các số liệu thống kê, có tới 70% dân số có nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan tới dạ dày ở Việt Nam. Trong đó, ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp.

Mỗi lần ăn xong cơ thể lại 'phản ứng dữ dội' theo cách này, bạn cần đi khám dạ dày khẩn cấp vì đó là dấu hiệu của bệnh ung thư

Bệnh ung thư dạ dày là loại bệnh có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giải đoạn đầu. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể sớm nhận biết tín hiệu của ung thư dạ dày? Theo các chuyên gia trên tờ Aboluowang, bạn có thể quan sát xem cơ thể có những biểu hiện bất thường này sau bữa ăn hay không, nếu có thì nên đi khám nội soi dạ dày ngay lập tức.

1. Luôn cảm thấy chướng bụng sau bữa ăn

Nhiều người sẽ cảm thấy đầy hơi sau khi ăn quá nhiều, nhưng nếu bạn đang mắc ung thư dạ dày thì bạn có thể bị đầy hơi dù ăn rất ít. Nếu hiện tượng này đi kèm với dấu hiệu mất cảm giác ngon, xuất hiện vị chua trong miệng, cảm giác nóng rát ở dạ dày… Dù đã thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc mà bệnh không thuyên giảm thì bạn nên đi nội soi dạ dày để phòng ngừa nguy cơ ung thư.

Mỗi lần ăn xong cơ thể lại 'phản ứng dữ dội' theo cách này, bạn cần đi khám dạ dày khẩn cấp vì đó là dấu hiệu của bệnh ung thư - 1

2. Lần nào ăn xong cũng thấy buồn nôn

Nôn là một phản xạ không kiểm soát được để tống các chất có trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Nếu lần nào dùng bữa xong bạn cũng cảm thấy ợ chua và bị trào ngược dạ dày, đồng thời cảm thấy buồn nôn và nôn không rõ nguyên nhân thì đó có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư dạ dày.

Muốn phân biệt với buồn nôn do viêm dạ dày hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa thì bạn có thể uống thuốc và quan sát, nếu đã dùng thuốc mà triệu chứng không suy giảm, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

3. Lần nào ăn xong cũng thấy đau bụng

Nếu dạ dày có những tổn thương thì dấu hiệu dễ nhận thấy là sau khi ăn cảm thấy đau bụng, đặc biệt ở khu vực dạ dày. Khi khối u dạ dày đang trong quá trình phát triển thì thực phẩm khi được tiệu thụ sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau. Nếu khối u dạ dày ngày càng lớn, chèn ép các mô và dây thần kinh xung quanh, thì bạn sẽ càng cảm thấy đau hơn, đi kèm cảm giác chán ăn, ốm sốt, mệt mỏi... Bạn nên đi nội soi dạ dày càng sớm càng tốt.

Mỗi lần ăn xong cơ thể lại 'phản ứng dữ dội' theo cách này, bạn cần đi khám dạ dày khẩn cấp vì đó là dấu hiệu của bệnh ung thư - 2
Nếu dạ dày có những tổn thương thì dấu hiệu dễ nhận thấy là sau khi ăn cảm thấy đau bụng, đặc biệt ở khu vực dạ dày.

4. Cứ ăn là muốn đi ngoài ngay lập tức

Thời gian để tiêu hoá thức ăn của người khỏe mạnh thường trong khoảng 4-6 tiếng. Nhưng nếu lần nào ăn xong bạn cũng muốn đại tiện ngay lập tức, phân có mùi lạ, dính máu rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày hoặc ung thư đại trực tràng.

5. Đại tiện ra phân đen sau bữa ăn

Bệnh ung thư dạ dày thường gây chảy máu dạ dày, nếu chảy máu dạ dày nhiều lần thì máu sẽ được thải ra ngoài theo đường ruột, cuối cùng sẽ tạo thành phân đen, nếu dấu hiệu đi kèm triệu chứng xanh xao, thiếu máu thì bạn nên đi khám dạ dày càng sớm càng tốt.

Mỗi lần ăn xong cơ thể lại 'phản ứng dữ dội' theo cách này, bạn cần đi khám dạ dày khẩn cấp vì đó là dấu hiệu của bệnh ung thư - 3

Làm sao để có thể phòng ngừa ung thư dạ dày?

1. Chú ý đến thói quen ăn uống, ăn ít đồ hun khói, đồ nướng, đồ chua, chú ý vệ sinh ăn uống, không ăn đồ quá hạn, mốc, từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, tránh chế độ ăn thừa muối.

2. Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Vi khuẩn HP là thủ phạm chính gây ra bệnh dạ dày vì vậy để phòng ngừa, cần chú ý vệ sinh cá nhân, tránh chấm chung bát nước mắm, dùng đũa gắp thức ăn cho nhau hoặc dùng chung đũa, bát, thìa trong mâm cơm.

3. Khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt nếu bạn trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, đang mắc bệnh dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP thì nội soi dạ dày thường xuyên là cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả nhất.

Theo D.D (Pháp Luật & Bạn Đọc)