Mới đây, nam sinh tên là Xiao Chen (tên nhân vật đã được thay đổi) đang học năm thứ 3 trung học cơ sở đã đến gặp giáo sư Yu Enyan tại Phòng khám sức khỏe tâm thần của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).
Theo lời kể của mẹ Xiao Chen, cậu bé là đứa trẻ sống nội tâm và ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ, thường được xếp vào hàng xuất sắc trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm cho biết, cậu bé có thể đỗ vào 3 trường trọng điểm hàng đầu ở tỉnh Chiết Giang.
Vào một đêm muộn, mẹ Xiao Chen đi vào phòng tắm lúc 1h sáng và phát hiện đèn trong phòng con mình vẫn sáng. Hóa ra cậu con trai vẫn đang thức đọc sách.
Xiao nói rằng, cậu bé không thể ngủ ngon trong thời gian sắp thi vào cấp 3 này, nên chỉ suy nghĩ được việc đọc và đọc sách. Suốt mất ngày liền, Xiao thường thức khuya liên tục đến 12h đêm.
Bà mẹ cảm thấy tinh thần của con có gì bất ổn nên đã đưa Xiao đến khoa Tâm thần của Bệnh viện tỉnh để khám tâm lý. "Trước đó 1 tháng, có diễn ra kì thi thử nhưng con tôi đạt kết quả không tốt. Thứ hạng chỉ ở mức 30, chứ không xếp được top đầu như ngày xưa. Gần đây, con trai tôi nói muốn học tập và làm bài nghiêm túc để có kết quả tốt lần thi sau" - mẹ Xiao nhớ lại.
Sau khi được giáo sư Yu Enya kiên nhẫn gợi ý, Xiao đã tâm sự: "Mỗi khi đến tối, con lại nằm trằn trọc suy nghĩ rất nhiều: 'Con sẽ làm gì nếu thi trượt?', 'Điều gì sẽ xảy ra nếu con không đỗ vào trường cấp 3 như mong muốn'.
Điều này khiến con không thể ngủ nổi mỗi đêm, cuối cùng phải đứng dậy tìm đọc 1 cuốn sách để tự trấn an bản thân mình. Con không muốn làm gia đình mất mặt, nhưng mặt khác cũng cảm thấy việc học quá vất vả và áp lực.
Nhiều lần dựa vào ban công nhìn bầu trời vô tận, con lại có cảm giác muốn dang rộng đôi tay để bay ra ngoài như loài chim".
Sau khi nghe lời tâm sự của Xiao về "siêu năng lực đặc biệt", cả mẹ và bác sĩ đều sững sờ. Theo kết luận của bác sĩ: Xiao đang bị trầm cảm do căng thẳng quá độ, đã bắt đầu xuất hiện ảo giác bên tai. Nếu không được đưa đến bác sĩ kịp thời rất có khả năng xảy ra tình huống đáng tiếc.
Giáo sư Yu Enyan cũng phân tích thêm, tại các phòng khám tâm thần, có đến 2/3 nạn nhân bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ ở các mức độ khác nhau.
Với sự gia tăng áp lực của xã hội, tỷ lệ trẻ em mắc các căn bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu đã tăng lên đáng kể so với ngày xưa. Đặc biệt với những trẻ em học xuất sắc, được coi là niềm tự hào của cha mẹ thì thường có xu hướng bị áp lực bởi lòng tự trong trong người. Một khi thất bại xảy ra (chẳng hạn như sa sút phong độ học tập, bị điểm kém), điều này rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, từ đó có những hành vi cực đoan ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu cha mẹ thấy con mình thay đổi tâm trạng, giấc ngủ bất thường... thì nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân, kịp thời hướng dẫn hoặc sớm đưa con mình đến khám ở các bệnh viện.
Theo Vân Trang (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)