Làm sạch vật dụng ai cũng có trong bếp bằng cách này, chị em đã 'cứu' gia đình thoát khỏi hiểm họa sức khỏe khó lường

20/08/2020 21:44:31

Thớt gỗ chính là vật thường xuyên được sử dụng trong việc sơ chế và thực hiện món ăn, xong sử dụng và vệ sinh thớt thế nào cho đúng cách, đảm bảo an toàn thì nhiều chị em vẫn chưa biết.

Cho dù đã sắm riêng những chiếc thớt khác nhau để sử dụng cho từng loại thực phẩm thì việc vệ sinh thớt vẫn không được bỏ qua. Ngoài những chất tẩy rửa chuyên dụng, chị em có thể tham khảo thêm một số cách vệ sinh thớt tự nhiên với độ an toàn cao mà vẫn rất sạch sẽ:

Dùng chanh và muối

Làm sạch vật dụng ai cũng có trong bếp bằng cách này, chị em đã 'cứu' gia đình thoát khỏi hiểm họa sức khỏe khó lường

Đầu tiên, cắt quả chanh làm đôi rồi lần lượt chà xát lên mặt thớt theo hình tròn. Sau đó tiếp tục rắc muối vào vùng có nước chanh (nên chọn muối hạt để thấm nước chanh) và chà lên để hỗn hợp chanh và muối hòa tan làm sạch thớt. Lặp lại các bước vệ sinh như vậy đối với mặt sau của thớt. Tiếp theo, rửa lại thớt bằng nước sạch và dùng khăn khô hoặc giấy để thấm hết nước trên bề mặt thớt.

Baking soda

Cách làm cũng khá đơn giản, chị em chỉ cần pha 1 muỗng baking soda vào nước, thêm một ít muối và trộn đều các nguyên liệu. Tiếp đến dùng hỗn hợp này chà xát lên bề mặt thớt và rửa sạch lại với nước ấm.

Giấm trắng

Giấm trắng có tính chất tẩy rửa cực mạnh, có thể tẩy sạch mùi hôi đồng thời khử trùng và làm sạch thớt hiệu quả. Phương pháp này rất dễ thực hiện, chị em chỉ cần rót hoặc xịt giấm nguyên chất lên cả hai mặt của thớt rồi xoa đều. Sau đó dùng khăn giấy lau khô. Cuối cùng là treo thớt ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh nấm mốc.

Sai lầm cần tránh khi dùng thớt

Sử dụng thớt quá lâu

 

Làm sạch vật dụng ai cũng có trong bếp bằng cách này, chị em đã 'cứu' gia đình thoát khỏi hiểm họa sức khỏe khó lường - 1
Thớt dùng lâu ngày có nhiều kẽ nứt cần phải thay mới ngay tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn làm tổ

Nhiều người thích sử dụng thớt đã dùng lâu năm, bởi sự thuận tiện, quen tay. Tuy nhiên những vết rạn nứt trên thớt chính là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy, thớt sử dụng khoảng 2 năm thì nên thay mới.

Dùng cả 2 mặt thớt

Có đến 99% chị em mắc phải sai lầm này. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào, do vậy, bạn chỉ nên sử dụng một mặt mà thôi. 

Chỉ có 1 thớt cho cả gia đình 

Làm sạch vật dụng ai cũng có trong bếp bằng cách này, chị em đã 'cứu' gia đình thoát khỏi hiểm họa sức khỏe khó lường - 2

Điều này cực kỳ nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến trong các căn bếp gia đình. Cụ thể, thịt sống rất dễ sản sinh ký sinh trùng, trong khi đó nhiệt độ nấu các loại rau thường không cao, không ít loại rau còn có thể ăn sống trực tiếp. Nếu ta sử dụng chung một chiếc thớt để thái rau và thái thịt cùng lúc sẽ rất dễ tạo nên lây nhiễm vi khuẩn chéo, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Dùng thớt quá nhỏ

Nên dùng những cái thớt lớn hơn một chút để khi cắt thực phẩm không bị rơi ra ngoài. Để chắc chắn rằng thớt của bạn đủ lớn, hãy đặt con dao của bạn theo đường chéo trên thớt. Nếu chiều dài của con dao dài hơn thớt, hãy tăng kích thước, diện tích bề mặt của thớt nên lớn hơn con dao vài cm.

Theo K.N (Giadinh.net.vn)

Nổi bật