Trứng
Trong quá trình gia nhiệt của lò vi sóng, chất lỏng bên đạt áp suất cao mà không có chỗ thoát hơi, giống như một nồi áp suất thu nhỏ, đến mức trứng có thể phát nổ. Thậm chí đáng sợ hơn, trứng sẽ không vỡ trong lò vi sóng trong khi nó được làm nóng, nhưng sau đó, nó có thể nổ trên tay, trên đĩa hoặc thậm chí trong miệng của bạn.
Thịt hộp
Thịt hộp thường chứa hóa chất và chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng. Các chất này nếu được hâm nóng trong lò vi sóng sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol trong đồ ăn sẵn, gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch.
Cơm
Trong gạo có nhiều vi khuẩn kháng thuốc cao gọi là Bacillus cereus - sản sinh độc tố gây nôn, tiêu chảy. Một số nghiên cứu chứng minh rằng khi nấu cơm trong lò vi sóng làm nóng liên tục và để ở nhiệt độ phòng, Bacillus cereus có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm.
Để tránh gạo bị nhiễm độc, hãy đun nấu theo cách thông thường, dùng nồi cơm điện hoặc đun sôi rồi giảm lửa, duy trì độ ấm đến khi chín.
Đồ ăn đựng trong túi
Đồ ăn đụng trong túi nhựa, túi giấy cũng như giấy báo đều không được cho vào trong lò vi sóng. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, chúng có thể sinh ra khí độc, giải phóng các phụ gia độc hại có sẵn trong đó, nhiễm vào thực phẩm và gây hại cho bạn.
Bên cạnh đó, ở nhiệt độ cao có thể sẽ khiến cho túi giấy cháy. Trường hợp không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
Sữa mẹ
Nhiều bà mẹ đông lạnh và lưu trữ sữa để tiện sử dụng cho con. Lò vi sóng không thể làm ấm bình sữa đồng đều, dễ tạo nên những điểm nóng gây bỏng miệng và cổ họng trẻ. Nhựa từ bình sữa được hâm nóng cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ gây ung thư.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo nên hâm nóng sữa mẹ và sữa công thức trên bếp hoặc dùng nước máy nóng.
Ớt cay và rau củ đông lạnh
Khi hâm nóng ớt bằng lò vi sóng, chất capsaicin tạo vị cay nồng cho ớt được phóng thích vào không khí, bạn có thể bị bỏng rát mắt và cổ họng.
Ngoài ra, các loại rau quả để đông lạnh không cần rã đông vì có thể làm rau quả bị nhũn và mất chất. Bạn chỉ cần bỏ rau quả vào nước lạnh ngâm một lát, hoặc bỏ chúng xuống ngăn mát cho chúng tan đá từ từ rồi chế biến là được.
Thực phẩm đã chiên nhiều dầu
Tất cả các loại dầu chỉ có thể chịu đựng tới một mức nhiệt nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này, chúng sẽ tạo ra khí và chất độc được biết đến như là các gốc tự do. Chúng ta đều biết gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư. Bởi vậy, tránh hâm nóng lại các loại thực phẩm còn chứa nhiều dầu trong đó. Lò vi sóng có thể đốt cháy dầu một lần nữa khi nó lên tới nhiệt độ quá nóng.
Gà
Thịt gà có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella - một vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe con người. Vì vậy, thịt gà luôn được khuyến cáo phải nấu chín kỹ để loại bỏ chúng. Nhưng với cơ chế làm nóng của lò vi sóng là truyền nhiệt từ trong ra ngoài, không nấu chín đều tất cả các phần của thịt, nên vi khuẩn có khả năng sống sót và gây hại.
Rau xanh
Nếu bạn muốn làm chín cần tây, cải xoăn hoặc rau bina hãy hâm nóng chúng trong lò nướng thông thường thay vì lò vi sóng. Khi ở trong lò vi sóng, các nitrat tự nhiên (rất tốt cho bạn) có thể chuyển thành chất gây ung thư.
Nước
Bạn không nên đun nước trong lò vi sóng. Khi bạn lấy nước từ trong lò vi sóng ra cũng là lúc bọt nước hình thành, dễ bắn vào người gây bỏng.
Cà rốt
Cà rốt có chứa các chất như magie, sắt, selen… Dưới tác động của lò vi sóng những chất này có thể gây ra ngọn lửa, không những gây nguy hiểm cho người sử dụng mà còn làm giảm tuổi thọ của lò vi sóng.
Theo Quảng An (Tiền Phong)