Nhiều người đã quen với khái niệm "ba cao" gồm cao huyết áp, mỡ máu cao và đường huyết cao. Đây là những bệnh tim mạch mãn tính.
Bệnh mỡ máu là một trong số đó. Bệnh mỡ máu, y khoa gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, là bệnh có thể gặp ở người gây hoặc béo, ăn ít hay nhiều dầu mỡ. Trong cơ thể chúng ta có 2 loại cholesterol "tốt" và "xấu". Bệnh mỡ máu xảy ra khi các cholesterol "tốt" ít đi, cholesterol "xấu" tăng lên, gây ra rối loạn mất cân bằng cholesterol trong cơ thể.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng cholesterol "xấu" gây bệnh mỡ máu là: Ít vận động, ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, hút thuốc lá, rượu bia, gia đình có người bị mỡ máu...
Trên thực tế, khi bệnh mỡ máu "đến", cơ thể con người sẽ phát ra tín hiệu, cần quan sát kỹ, phát hiện và kiểm soát kịp thời, tránh để tình trạng mỡ máu tăng cao kéo dài có thể mắc thêm các bệnh nguy hiểm.
Ví dụ như trường hợp chú Vương (ở Thượng Hải, Trung Quốc) năm nay 52 tuổi và là một tài xế taxi. Thời gian vừa rồi, chú Vương thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, thỉnh thoảng buồn ngủ. Lúc này chú Vương cảm thấy sợ hãi vì dù sao cũng là tài xế, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến việc lái xe.
Nhưng ngay sáng hôm sau, chú Vương chuẩn bị ra ngoài thì đột nhiên ngất xỉu ngã rầm xuống đất. Người nhà thấy vậy vội đưa vào bệnh viện. Sau một số cuộc kiểm tra và cứu chữa, chú Vương được chẩn đoán là bị nhồi máu não. Dù được cứu sống nhưng anh vẫn mang di chứng liệt nửa người, suốt đời chỉ ngồi trên xe lăn.
Tại sao chú Vương đột ngột bị nhồi máu não? Sau khi được bác sĩ hỏi kỹ lưỡng, nguyên nhân đã được tìm ra hóa ra có liên quen mật thiết đến thói quen ăn uống hàng ngày.
Bị bệnh mỡ máu cao nên kiêng ăn gì? Bác sĩ chỉ ra 3 loại thực phẩm mọi người nên ăn ít
1. Thức ăn nhiều chất béo
Trong cuộc sống hàng ngày, chú Vương rất thích ăn thịt mỡ, ngày nào thiếu nó cũng không thể sống nổi. Thịt mỡ chứa hàm lượng chất béo cao, nếu ăn nhiều trong thời gian dài sẽ trực tiếp dẫn đến tăng hàm lượng lipid máu trong cơ thể con người.
Ngoài ra, chú Vương là một tài xế lái xe và hiếm khi tập thể dục vì lý do nghề nghiệp, vì vậy lipid máu không được phân hủy kịp thời sẽ tích tụ trong cơ thể, dẫn đến lipid máu cao.
2. Thức ăn nhiều muối
Chú Vương là một người có thói quen cho thêm chút muối trước khi ăn. Tuy nhiên, thói quen này rất không có lợi cho sức khỏe con người, vì muối chứa nhiều natri, sau khi ăn vào cơ thể người sẽ ảnh hưởng đến huyết áp và gây tổn thương mạch máu.
Một khi lipid bị lắng đọng sẽ làm cho lipid máu tiếp tục tăng cao.
3. Thực phẩm nhiều cholesterol
Trong số loại thức ăn này, tiêu biểu hơn cả là nội tạng của động vật. Mà chú Vương lại rất thích ăn món này.
Người ta thường nói ăn gì để bổ sung những gì, vì vậy nhiều người đã chọn cách ăn một số nội tạng động vật thường xuyên để bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, như mọi người đều biết, nội tạng của động vật chứa rất nhiều cholesterol, ăn thường xuyên sẽ dẫn đến tăng lipid máu, từ đó sinh ra bệnh mỡ máu.
5 tín hiệu lớn cho thấy bệnh mỡ máu đang đến rất gần
1. Ban vàng mi mắt (Xanthelasma)
Xanthelasma là do lipid lắng đọng trên mí mắt, gây ra các mảng màu vàng hoặc cam trên da, đây là dấu hiệu của việc tăng lipid máu ở người trung niên và cao tuổi. Bản thân Xanthelasma không gây hại cho sức khỏe, nhưng sự xuất hiện của Xanthelasma là tín hiệu cảnh báo sớm lượng lipid trong máu cao.
2. Giảm thị lực hoặc mù lòa
Khi bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu nặng, các lipoprotein trong máu sẽ bị rò rỉ ra ngoài mao mạch, một khi xâm lấn vào hoàng điểm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Ngoài ra, tăng lipid máu là nguyên nhân phổ biến nhất của huyết khối võng mạc.
3. Lão hóa giác mạc
Có một vòng tròn màu trắng hoặc vàng nhạt xung quanh giác mạc, do giác mạc không có mạch máu cung cấp, nó phụ thuộc vào sự xâm nhập chất dinh dưỡng giữa các tế bào.
Vòng lão hóa này phản ánh rằng sự tích tụ cholesterol có liên quan đến chứng xơ cứng động mạch não và cũng là một triệu chứng của bệnh mỡ máu cao.
4. Chuột rút chân
Nhiều người cho rằng chuột rút là do thiếu canxi hoặc do cảm lạnh, thực tế không hẳn như vậy mà có thể do lipid máu cao.
Khi cholesterol trong cơ thể bị chuyển hóa bất thường, nó sẽ tích tụ trong cơ và gây ra hiện tượng co cơ, từ đó dẫn đến chuột rút. Mặt khác, bệnh mỡ máu có thể gây ra tình trạng mạch máu bị chít hẹp, máu lưu thông không thể thông suốt, đồng thời có thể gây ra các cơn đau, chuột rút ở tay chân do thiếu máu cục bộ.
5. Chóng mặt và mất ngủ
Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tức ngực, khó thở, suy giảm trí nhớ, kém chú ý, chân tay nặng nề, tê mỏi… đều là những biểu hiện của bệnh mỡ máu.
Giữ ổn định lipid máu, trong cuộc sống hàng ngày nên làm nhiều 2 việc
1. Tập thể dục thường xuyên
Trong cuộc sống, nhiều nhân viên văn phòng như chú Vương dành cả ngày để ngồi nên rất ít tập thể dục.
Nhưng điều này không có lợi cho quá trình lưu thông máu, vì khi vận động cơ thể không những đẩy nhanh quá trình phân hủy mỡ mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nhờ đó mà mạch máu sẽ thông suốt hơn.
Vì vậy, đối với sức khỏe của mạch máu và cơ thể con người, mọi người nên cố gắng dành thời gian để duy trì các bài tập thể dục hợp lý. Rốt cuộc, điều này có thể giúp ổn định lipid máu.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Khi mọi người nhận thấy rằng lipid máu của họ cao, điều đầu tiên họ nghĩ đến là tránh thức ăn. Lúc này, việc bổ sung các chất dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng. Selen, stachydrine, flavonoid... đều là những chất dinh dưỡng có lợi hơn trong việc ổn định lipid máu.
Các nguyên tố như selen có thể tăng cường khả năng của mạch máu để chống lại các chất độc hại, do đó giữ cho mạch máu luôn thông thoáng.
Trong khi đó, stachydrine và flavonoid có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy lipid trong máu, đồng thời giúp giảm lipid máu.
3. Giữ một tâm trạng tốt
Bệnh nhân mỡ máu sợ nhất là xúc động, nhiều bệnh nhân đột ngột bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tim… đều do xúc động mạnh! Vì vậy, tâm trạng vui vẻ trong cuộc sống là vô cùng quan trọng, nên bình thường, thư giãn nhiều hơn, lạc quan hoặc thả lỏng người khi gặp khó khăn.
Theo N.Thúy (Pháp Luật & Bạn Đọc)