Các trường hợp “có thể mắc bệnh” là các ca nghi mắc viêm gan cấp tính do virus gây viêm gan không thuộc các loại từ A đến E. Các trường hợp đang chờ xác định là những ca bệnh đang chờ kết quả xét nghiệm viêm gan do mắc virus thuộc các loại từ A đến E. Trong khi đó, các trường hợp đã được phân loại là những ca bệnh đã được xác định mắc bệnh viêm gan từ A đến E và các căn nguyên khác.
Đáng chú ý, liên quan đến 40 bệnh nhân đã được phân loại, được xác định là từng bị sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng do vi khuẩn.
Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tới thời điểm này bệnh viêm gan “bí ẩn” ở trẻ em đã lắng xuống trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, nó vẫn “là vấn đề” với nhiều quốc gia châu Á.
Lạm phát tăng mạnh ở Vương quốc Anh. Truyền thông Anh cho biết, lạm phát ở nước này đang tiếp tục tăng với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm, cùng với chi phí thực phẩm tăng, đặc biệt đối với bánh mì, ngũ cốc và thịt. Hết tháng 6, lạm phát đã ở mức lên tới 9,1% - Văn phòng Thống kê quốc gia (ONS) cho biết. Theo đó, giá nhiên liệu và năng lượng là 2 yếu tố lớn nhất góp phần vào lạm phát. Bên cạnh đó ONS cho biết chi phí thực phẩm đã đẩy lạm phát ở nước này lên cao hơn.
Tới thời điểm này, lạm phát ở Anh đang ở mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 1982 và Ngân hàng Trung ương Anh đã cảnh báo lạm phát sẽ lên tới 11% trong năm nay.
Như vậy là tại châu Âu, Vương quốc Anh đang “giữ vị trí” là nước dẫn đầu về chỉ số lạm phát. Đứng sau Anh là Đức. Cơ quan Thống kê liên bang của nước này cho biết, lạm phát đã tăng lên 7,9% vào tháng 6. Đây là đợt tăng lạm phát đột biến nhất đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong gần nửa thế kỷ qua. Kết quả thăm dò được Viện Xã hội (Đức) thực hiện mới đây cho biết, 1 trong 6 người Đức được hỏi đã buộc phải tính toán để cân đối thu chi. Giới phân tích kỳ vọng việc tăng giá sẽ chậm lại trong những tháng tới, còn ngân hàng Bundesbank của Đức dự báo tỷ lệ lạm phát 7,1% vào cuối năm nay. Còn với châu Âu nói chung, dự đoán tỷ lệ lạm phát trung bình của cả năm là 6%.
Theo Bảo Thư (Daidoanket.vn)