F0 nào đủ điều kiện cách ly tại nhà?
Với các F0 đang cách ly tại các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị, bệnh viện điều trị Covid-19 phải có đủ 4 điều kiện:
- Không có triệu chứng lâm sàng (ho sốt, đau họng, khó thở...);
- Kết quả xét nghiệm RT-PCR lấy ngày thứ 10, tính từ ngày vào viện và mẫu bệnh phẩm được lấy trước đó ít nhất 24 giờ cùng âm tính, hoặc tải lượng virus thấp (giá trị CT > 30);
- F0 có thời gian cách ly đủ 10 ngày tại bệnh viện dã chiến hoặc bệnh viện điều trị Covid-19 (tính cả thời gian cách ly tạm tại các khu cách ly tập trung F0 của quận, huyện);
- F0 cam kết đủ điều kiện được cách ly điều trị tại nhà.
Đối với F0 tại cộng đồng thì cần hội đủ 3 điều kiện:
- Không có triệu chứng lâm sàng;
- Kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 24 giờ (tính từ ngày vào viện) có tải lượng virus thấp (giá trị CT > 30);
- Cam kết đủ điều kiện được cách ly điều trị tại nhà.
Khi có người cách ly tại nhà, cả bệnh nhân và những người trong gia đình cần lưu ý những điều sau đây:
1. Chuẩn bị
- Phòng cách ly: Phòng riêng, thông thoáng, có cửa sổ, khu vực vệ sinh riêng (chỉ sử dụng quạt trong phòng, không nên dùng điều hoà).
- Nhà vệ sinh: Có đồ dùng riêng, túi ni lông đựng rác.
- Vật dụng cơ bản: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, thùng rác riêng, quạt máy, bình đun nước siêu tốc, khẩu trang, găng tay, bát đũa, bột giặt...
- Thuốc: Hạ sốt, tiêu hoá, dạ dày, tiêu chảy, chữa đau họng, dầu xoa, oresol, nước muối súc miệng, xịt mũi, các loại tăng sức đề kháng nhất là Vitamin C, Vitamin D3.
- Thiết bị y tế: Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo oxy trong máu (không bắt buộc).
2. Tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà
- Đo thân nhiệt 2 lần/ngày
- Khai báo triệu chứng qua phần mềm khai báo điện tử
- Tự theo dõi SpO2 (đo nồng độ oxy trong máu) nếu có điều kiện. SpO2<93% thì cần liên hệ TT Cấp cứu để được đưa đến viện gần nhất.
- Nếu có vấn đề sức khỏe, liên hệ TTYT để được hướng dẫn khám sàng lọc.
- Ăn uống: Uống nhiều nước ấm, uống oresol bù nước. Ăn đồ nhẹ, dễ tiêu, bổ sung trái cây, vitamin C. Ăn đầy đủ, không bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.
- Tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, đi lại nhiều, hít thở sâu, đều.
3. Cách tự kiểm tra sức khỏe
- Đo thân nhiệt:
Nếu sốt trên 38,5 độ C, có thể dùng paracetamol hạ sốt, liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 g/ngày với người lớn. Trẻ em không uống quá 4 lần trong một ngày.
- Đo nhịp thở:
Nằm thư thái 5-10 phút, sau đó đếm số lần lồng ngực phồng lên xẹp xuống.
+ Người lớn nhịp thở bình thường là 16-20 lần một phút, trên 22 hoặc dưới 15 lần, bạn nên báo y tế.
+ Trẻ em nhịp thở nhanh hơn người lớn: trẻ mới sinh 30-50 lần một phút; 0-5 tháng tuổi 25-40 lần; 6 tháng-5 tuổi 20-30 lần; 6-10 tuổi 15-30 lần; trẻ 11-20 tuổi 12-30 lần.
- Đo oxy trong máu (SpO2) theo hướng dẫn y tế:
+ >94% trở lên, người bệnh tiếp tục theo dõi 3-4 lần mỗi ngày xem có ổn định hay không.
+ 90-94%, cần liên hệ y tế để được tư vấn hoặc nhập viện.
- <90%, là biểu hiện bệnh Covid-19 trở nặng, cần gọi y tế hoặc nhanh chóng vào bệnh viện.
4. Thời gian lấy mẫu xét nghiệm
- Xét nghiệm TR-PCR vào ngày 7 và 14, kể từ ngày xuất viện.
- Kết quả xét nghiệm ngày 7 dương tính, với tải lượng virus thấp nhất (giá trị CT,30) người bệnh được đưa vào bệnh viện cách ly điều trị.
- Kết quả xét nghiệm ngày 14 âm tính, người bệnh kết thúc cách ly điều trị.
- Kết quả xét nghiệm ngày 14 dương tính, giá trị CT230, người bệnh không có triệu chứng thì tiếp tục cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm.
5. Việc phải làm tuyệt đối:
- Không ra ngoài
- Không tổ chức tụ tập hoặc liên hoan
- Không tiếp khách đến thăm
- Không tự ra ngoài mua thuốc...
6. Người nhà F0 cần làm:
- Trẻ em, người có bệnh nền nguy hiểm, người già không nên ở cùng bệnh nhân.
- Người chăm sóc cần mặc đồ bảo hộ, khẩu trang và găng tay.
- Bỏ rác thải vào thùng riêng, niêm phong và xử lý riêng.
- Rửa tay sạch, súc miệng nước muối. Bổ sung thêm vitamin C, B1, B6, B12.
7. Nếu người nhà xuất hiện triệu chứng nghi
- Thông báo cho cơ quan y tế
- Đến cơ sở y tế: Không đi bằng phương tiện giao thông công cộng, nếu đi ô tô cần mở cửa sổ cho thông thoáng
- Luôn đeo khẩu trang, ho/hắt hơi vào giấy
- Rửa tay thường xuyên
- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người xung quanh.
8. Một số lưu ý khác- Những lợi ích khi F0 cách ly tại nhà
Việc cách ly F0 tại nhà mang lại nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội như giúp giảm tải cho ngành y tế, giúp cải thiện sức khỏe người bệnh, giảm gánh nặng kinh tế cho xã hội...
Những lưu ý cho người ở cùng với F1 đang được cách ly tại nhà
Người nhà của các trường hợp không tiếp xúc với người cách ly, hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết, thực hiện thông điệp 5K và ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc trong thời gian có người cách ly tại nhà.
- F0, F1 tự cách ly, điều trị tại nhà tuyệt đối không được làm gì?
Trước vấn đề này, BS Trương Hữu Khanh (trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) cũng nêu ra quan điểm nên cách ly F0 tại nhà "F0 được cách ly tại nhà là điều may mắn nhưng phải tuân thủ hướng dẫn". Cụ thể là cần đảm bảo những điều sau đây.
- Các quốc gia trên thế giới cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà ra sao?
Nhiều quốc gia đã và đang áp dụng việc để người mắc COVID-19 không có triệu chứng hoặc ở thể nhẹ điều trị tại nhà, không phải nhập viện hay cách ly tập trung.
- Sử dụng đồng hồ thông minh để đo chỉ số SpO2 phát hiện có mắc COVID-19 hay không: Chuyên gia nói "chỉ nên tham khảo"
Thời gian gần đây trên MXH xuất hiện bài đăng của một công ty công nghệ có bài viết bán hàng về vòng đeo tay thông minh (Smartband) hỗ trợ đo SpO2 giúp nhận biết sớm bản thân có mắc COVID-19 hay không. Vậy điều này có đúng không?
- F0, F1 cách ly tại nhà cần chuẩn bị những loại thuốc, thiết bị gì để tự theo dõi sức khoẻ?
Người dân cũng quan tâm, với người cách ly tại nhà như các F1, F0 cần chuẩn bị những gì để có thể theo dõi sức khỏe tốt nhất, dễ phát hiện khi bệnh trở nặng...
Theo XT (Pháp Luật & Bạn Đọc)