Giải mã Hội chứng Tư thế cổ: Khi tư thế sai "báo bhù"
Hội chứng tư thế cổ, hay còn gọi là Cervical Postural Syndrome, là một tình trạng y khoa phát sinh khi bạn duy trì tư thế cổ sai lệch trong thời gian dài. Điều đáng nói, tác động của nó không chỉ giới hạn ở vùng cổ mà còn kéo theo những cơn đau nhức khó chịu ở vai, lưng trên và thậm chí là lưng giữa.
Dấu hiệu "tố cáo" bạn có thể đang mắc phải hội chứng này chính là tư thế đầu chúi ra trước, cằm nhô, vai rụt và lưng trên có xu hướng gù nhẹ - một bức tranh rõ nét về sự mất cân bằng hệ cơ xương. Khi cơ thể phải "oằn mình" duy trì một tư thế không tự nhiên trong thời gian dài, các nhóm cơ sẽ bị kéo giãn hoặc co rút bất thường. Theo thời gian, sự mất cân bằng này có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc xương, tác động tiêu cực đến các khớp, gân và đĩa đệm.
Đến một ngưỡng chịu đựng nhất định, cơ thể sẽ phát đi những tín hiệu cảnh báo thông qua cơn đau:
- Cảm giác đau âm ỉ hoặc nhói buốt tại vùng cổ, lan xuống vai và lưng trên.
- Đau có thể lan tỏa dọc theo phần trên của vai.
- Không ít trường hợp bị đau đầu do tình trạng căng cơ cổ kéo dài. Một đặc điểm đáng lưu ý là cơn đau thường gia tăng khi bạn tiếp tục duy trì tư thế sai và có xu hướng giảm nhẹ khi thay đổi tư thế hoặc ngồi đúng cách.
Ai đang trong "tầm ngắm" của hội chứng tư thế cổ?
Những "ứng cử viên" hàng đầu cho hội chứng tư thế cổ bao gồm:
- Nhân viên văn phòng, người làm việc thường xuyên với máy tính.
- Tài xế lái xe đường dài.
- Học sinh, sinh viên với thói quen đọc sách, học bài sai tư thế.
- Người thường xuyên cúi đầu sử dụng điện thoại, máy tính bảng trong nhiều giờ liền.
- Những người thực hiện các công việc đòi hỏi tư thế cúi gập thường xuyên như nội trợ, làm vườn.
- Vận động viên, điển hình là người đi xe đạp, do phải duy trì một tư thế cố định trong thời gian dài.
Đáng chú ý, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc ngồi liên tục trước màn hình máy tính, sử dụng điện thoại là thói quen phổ biến, cũng là nguyên nhân chính gây ra sự gia tăng đáng lo ngại của hội chứng tư thế cổ.
Lời nhắc nhở từ chuyên gia: Đừng để cơn đau "đeo bám"
Cơn đau cổ vai gáy không đơn thuần là sự khó chịu nhất thời, mà còn là lời cảnh báo về việc chúng ta đang "ngược đãi" cơ thể bằng những tư thế sai lệch. Chuyên gia khuyến cáo, việc chủ động điều chỉnh dáng ngồi, xen kẽ những khoảng nghỉ ngơi ngắn trong quá trình làm việc và kết hợp các bài tập vận động nhẹ nhàng cho vùng cổ vai gáy là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và cải thiện hội chứng này.
Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mỏi cổ, đau vai gáy sau mỗi ngày làm việc, đây chính là lúc cần "nhìn lại" và chăm sóc cơ thể một cách nghiêm túc hơn.
Bên cạnh việc thay đổi thói quen, một số giải pháp hỗ trợ từ thảo dược cũng được đề cập như một phương pháp làm dịu cơn đau an toàn. Trong đó, chiết xuất từ vỏ cây liễu với thành phần salicin (khi vào cơ thể chuyển hóa thành acid salicylic) được biết đến với khả năng ức chế các thụ cảm thể gây đau, khiến não bộ không nhận diện được cảm giác đau. Ngoài ra, các vị dược liệu khác như cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng theo y học cổ truyền cũng góp phần hoạt huyết, giải quyết gốc rễ của triệu chứng đau nhức. Các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược này được đánh giá là lành tính, phù hợp cho việc sử dụng lâu dài để hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do hội chứng tư thế cổ gây ra.
PTH (SHTT)