Vì sao tiếng nhai của bạn lại gây khó chịu cho người khác?
Thuật ngữ khoa học của chứng rối loạn này là Misophonia, biểu thị cho "một tình trạng nhạy cảm nghiêm trọng" với những âm thanh như nhai, ho, ngáp và nhiều âm thanh khác.
Tình trạng này xuất hiện khá phổ biến. Không ít người trong chúng ta cảm thấy rất khó chịu khi nghe âm thanh nhai nhóp nhép phát ra từ vòm miệng của người ngồi bên cạnh.
Nhưng ở một số trường hợp đặc biệt, chứng misophonia trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Những người này không đơn thuần là thấy "khó chịu" nữa mà hoàn toàn bị phân tâm, bực tức bởi tiếng ồn, đến mức phải đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị.
Hội chứng Misophonia được phát hiện và đặt tên vào năm 2001, tuy nhiên từ đó đến nay vẫn có nhiều người hoài nghi và đặt câu hỏi rằng liệu nó có phải là một tình trạng rối loạn thần kinh thực sự hay không.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology vào năm 2017 đã cho thấy phần thùy trán của não ở những người bị chứng Misophonia có sự khác biệt nhất định so với những người không mắc chứng này.
Sự khác biệt này gây nên những phản ứng dữ dội với tiếng ồn, thậm chí có thể khiến nhịp tim nhanh hơn và tiết nhiều mồ hôi hơn.
"Tôi hy vọng điều này sẽ khiến những người bị bệnh thấy yên tâm hơn", Tim Griffiths, Giáo sư Thần kinh học Nhận thức tại Đại học Newcastle và Đại học London (Anh), cho biết trong một thông cáo báo chí gần đây.
Giáo sư Tim Griffiths cũng từng hoài nghi về Chứng rối loạn tâm lý Misophonia cho đến khi tiếp xúc với các bệnh nhân mắc hội chứng này.Vì sao tiếng nhai của bạn lại gây khó chịu cho người khác?
Thuật ngữ khoa học của chứng rối loạn này là Misophonia, biểu thị cho "một tình trạng nhạy cảm nghiêm trọng" với những âm thanh như nhai, ho, ngáp và nhiều âm thanh khác.
Tình trạng này xuất hiện khá phổ biến. Không ít người trong chúng ta cảm thấy rất khó chịu khi nghe âm thanh nhai nhóp nhép phát ra từ vòm miệng của người ngồi bên cạnh.
Nhưng ở một số trường hợp đặc biệt, chứng misophonia trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Những người này không đơn thuần là thấy "khó chịu" nữa mà hoàn toàn bị phân tâm, bực tức bởi tiếng ồn, đến mức phải đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị.
Hội chứng Misophonia được phát hiện và đặt tên vào năm 2001, tuy nhiên từ đó đến nay vẫn có nhiều người hoài nghi và đặt câu hỏi rằng liệu nó có phải là một tình trạng rối loạn thần kinh thực sự hay không.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology vào năm 2017 đã cho thấy phần thùy trán của não ở những người bị chứng Misophonia có sự khác biệt nhất định so với những người không mắc chứng này.
Sự khác biệt này gây nên những phản ứng dữ dội với tiếng ồn, thậm chí có thể khiến nhịp tim nhanh hơn và tiết nhiều mồ hôi hơn.
"Tôi hy vọng điều này sẽ khiến những người bị bệnh thấy yên tâm hơn", Tim Griffiths, Giáo sư Thần kinh học Nhận thức tại Đại học Newcastle và Đại học London (Anh), cho biết trong một thông cáo báo chí gần đây.
Giáo sư Tim Griffiths cũng từng hoài nghi về Chứng rối loạn tâm lý Misophonia cho đến khi tiếp xúc với các bệnh nhân mắc hội chứng này.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Applied Cognitive Psycology vào tháng 2 năm nay cũng khẳng định sự tồn tại của Hội chứng rối loạn tâm lý Misophonia và chỉ ra rằng việc mắc hội chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, tiếp thu của người bệnh.
Theo nghiên cứu này, tiếng ồn nhẹ nhàng như nhai kẹo cũng đủ để tác động đến thành tích học tập.
Logan Fiorella, phó giáo sư làm việc tại Đại học Georgia (Mỹ), thành viên của nhóm nghiên cứu phát biểu trên tờ TIME: "Một số người đặc biệt nhạy cảm với âm thanh như tiếp nhai thức ăn, nhai kẹo cao su. Sự nhạy cảm quá mức đó khiến họ mất tập trung".
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận này sau khi thực hiện kiểm tra trên 72 sinh viên. Họ để 72 sinh viên này cùng nghiên cứu các tài liệu và làm bài thi về chứng đau nửa đầu.
Một nửa số sinh viên ngồi trong căn phòng có bố trí người nhai kẹo cao su, số còn lại ngồi trong phòng không có âm thanh. Kết quả cho thấy số sinh viên trong phòng có người nhai kẹo cao su làm bài đạt điểm thấp hơn.
Fiorella cho biết rằng không ai trong số các sinh viên bị chứng mất thính giác nghiêm trọng về mặt lâm sàng, nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn nhai nhóp nhép đó.
Fiorella cho rằng việc phát hiện bản thân có mắc Hội chứng rối loạn tâm lý Misophonia hay không là việc cần thiết.
Nó giúp cho sinh viên, người nghiên cứu và người bệnh nói chung có sự chủ động trọng việc chọn nơi sống và làm việc. Họ có thể tránh những điểm đến có tiếng ồn gây khó chịu đó và chọn nơi tĩnh lặng hơn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình.
Trong trường hợp không có sự lựa chọn nào khác, các nhà nghiên cứu khuyên người bệnh nên sử dụng các biện pháp tạm thời như nút bông, tai nghe, cố gắng tập trung vào công việc của mình hoặc có thể đưa ra lời đề nghị nhẹ nhàng với người gây ồn đó.
Theo Lệ Lệ (Soha/Trí Thức Trẻ)